NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
III. Biểu tượng, địa danh và nhân vật cọp:
– “Hổ Bengal“: Biểu tượng quốc gia của Bangladesh và Ấn Độ (Nam Á) vì đây là nơi “hổ cứ” của cọp nhiều nhất. – “Bạch Hổ” (白 虎): Một trong “Tứ Tượng” (Thanh Long – Đông, Chu Tước – Nam, Bạch Hổ – Tây và Huyền Vũ – Bắc) của Khoa học, Thiên văn, Triết học và Phong thủy Trung Quốc. – “Bạch Hổ”: Chỉ “Cung Bạch Hổ” gồm 7 chòm sao (Sâm, Chủy, Tất, Mão, Vị, Lâu và Khuê) trong “Nhị Thập Bát Tú” (二 十 八 宿) gồm 24 chòm sao nằm trong “Cung Hoàng Đạo” – thiên văn Trung Quốc. Trong đó, 2 chòm sao Chủy Hỏa Hầu và Sâm Thủy Viên có hình con cọp. – “Cọp Seoul“: Biểu tượng thế vận hội tại thủ đô Seoul (Nam Hàn) năm 1988. Nhìn rất giống chú… Đôkêmon hơn là cọp! – “Ngọa Hỏa” và “Bạch Hổ“: Tên của hai đội Á quân và vô địch BHTA2 (Bang Hội Tinh Anh 2) trong Game “Võ Lâm Truyền Kỳ”. – “Cầu Bạch Hổ”: Cầu Kim Long bắt qua sông Kim Long. – “Cầu Bạch Hổ”: Cầu Dã Viên bắt qua sông Hương. – “Hổ đầu đao“: Một trong ba loại trảm đao của Bao Công dùng để chém tham quan cùng với “Long đầu đao” (trảm hoàng thân quốc thích gian ác, tham lam) và “Cẩu đầu đao” (trảm loạn dân, dân phạm tội dân sự). Trong Truyện kiếm hiệp “Lưu Công kỳ án” của Chân Tàng Bản, “Hổ đầu đao” được Lưu Dung dùng để chém hoàng thân Dạ Các Các – Dạ Lý Hồng. – “Cọp Ba Đầu Rằn”: Hình vẽ đầu cọp trên mũ của Tiểu đoàn 42/BĐQ (Biệt Động Quân) thời Việt Nam Cộng Hòa. – “Cọp Đen”: Hình cọp đen trên vai áo lính của Tiểu đoàn 42/BĐQ thời Việt Nam Cộng Hòa. – “Triệu Hổ”: Một trong 4 hổ tướng của Bao Công: Vương Triều, Mã Hán, Trương Long và Triệu Hổ trong “Bao Thanh Thiên”. – “Frank Joseph – Tiger Walton”: “Cọp” bóng đá của Mỹ . – “Eldrick – Tiger Woods”: Danh thủ đánh golf số 1 thế giới mang trong mình tới 5 dòng máu (Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ gốc Phi, Mỹ và Hà Lan) đang lẫn trốn “miệng hùm nọc rắn” moi móc đời tư của mình bởi đài, báo từ các “hồ ly tinh” chuyên moi tiền đàn ông nổi tiếng mà… dại một giờ! – “Ngũ hổ tướng”: * 5 đại tướng của Lưu Bị nhà Hán (Quan Vân Tường (Quan Công), Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung), 5 đại tướng của Tào Phi nhà Ngụy (Trương Liêu, Từ Hoảng, Nhạc Tiến, Vu Cấm và Trương Cáp), 5 đại tướng của Tôn Quyền nhà Đông Ngô (Chu Du,Trịnh Phổ, Hoàng Cái, Cam Ninh, và Lã Mông) 5 đại tướng của Nguyễn Ánh nhà Nguyễn (Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương, Trương Tấn Bửu và Nguyễn Huỳnh Đức). * “Ngũ hổ tướng”: Tên của các phim Hồng Kông, Trung Quốc dựa theo tiểu thuyết Trung Quốc. * “Ngũ hổ tướng”: 5 cầu thủ của đội “Thép Miền Nam cảng Sài Gòn” (Huỳnh Hồng Sơn, Hoàng Bửu, Văn Lợi, Hữu Đang, Quan Huy và Thành Lương), 5 cầu thủ của “U23 Việt Nam” (Trọng Hoàng, Thanh Hưng, Long Giang và Tấn Trường) do Calisto là huấn luyện viên. * “Ngũ hổ tướng”: 5 diễn viên Hồng Kông gạo cội (Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vỹ, Miêu Kiều Vỹ, Thang Chấn Nghiệp và Huỳnh Nhật Hoa). * “Ngũ hổ tướng”: 5 cầu thủ hàng tiền đạo xuất sắc của Argentina (Jose Zorilla, Bernabeu, Heliodoro, Manchester và Giuseppe Meazza) do cựu danh thủ “cậu bé áo vàng” Diego Maradona làm huấn luyện viên. – “Thất hổ tướng”: * 7 đại tướng Tây Sơn: Võ Quang Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc và Lý Văn Bưu. * “Thất đại hổ tướng” thế giới: Washington (Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ), Napoléon (Hoàng Đế nước Pháp), Alexandros (Đại Đế Hy Lạp), Thành Cát Tư Hãn (Đại Hãn Mông Cổ), Julius Caesar (Hoàng Đế La Mã), Attila (Hoàng Đế Hung Nô) và Quang Trung (Hoàng Đế Tây Sơn). Hổ tướng nước ta, thời nào cũng có không phải chỉ có nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Thế nhưng “hổ tướng” nhà này thì là “sói lang” của nhà kia cho đến tận thế! * “Ngũ Thần Cọp”: Sau “Đại thắng mùa xuân 1975″, Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ thế giới, tuy nhiên, thay vào đó, 5 cái chết oanh liệt của 5 tướng Cộng Hòa đã trở thành “Thần Cọp“: Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng và Trần Văn Hai. Thời đại nào, anh hùng đó! Chân lý này muôn đời không thay đổi!
+ Về Chính trị: – Martin Van Buren (1782 – 1862): Tổng thống thứ 8 của Hoa Kỳ từ 1837 đến 1841. – Dwight David “Ike” Eisenhower (1890 – 1969): Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ từ 1953 đến 1961và trở thành Tổng tư lệnh đầu tiên của khối NATO (28 nước) năm 1949. – Francis Michael Forde (1890 – 1983): Thủ tướng thứ 15 của Úc. – Charles de Gaulle (1890 – 1970): Người thành lập nền “Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp” năm 1958 và là Tổng thống từ năm 1959 đến năm 1969. – Hồ Chí Minh (1890 – 1969): Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945 tới 1969. Thân thế và sự nghiệp chính trị cũng như văn học của ông đang được coi là “cần xét lại nghiêm túc về tính sự thật”. – Fidel Alejandro Castro Ruz (1926 – ?): Chủ tịch nước Cu Ba từ 1976 tới 2008. – Nuon Chea – Long Bunruot (1926 – ?): Nhà chính trị của Khmer Đỏ (Campuchia) một chính quyền “diệt chủng”. – Giang Trạch Dân (1926 – ?): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 tới năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 tới năm 2003. – Ta Mok (1926 – 2006): Là “Đồ Tể” – cựu Tư lệnh quân Khmer Đỏ. Tháng 2 năm 2002, Ta Mok chính thức bị buộc tội chống lại loài người. + Về Âm nhạc, thể thao và nghệ thuật: – Miles Dewey Davis III (1926 – 1991): Nhạc sĩ nhạc Jazz người Mỹ, là một trong những người có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20. Miles Davis được ghi danh vào Đại lộ danh vọng Rock and Roll của Hollywood năm 2006. – Marilyn Monroe Norma Jeane Mortensen (1926 – 1962): Nữ diễn viên, biểu tượng sex và hình tượng pop nổi tiếng của thế kỷ 20. – Alfredo di Stéfano (1926 – ?): Cựu danh thủ bóng đá và là huấn luyện viên của Argentina. + Về Khoa học vũ trụ: – Konstantin Petrovich Feoktistov (1926 – 2009): Nhà kỹ sư và nhà du hành vũ trụ xuất sắc của Xô Viết. Hố “Feoktistov” trên phía sau của Mặt Trăng được đặt theo tên ông. – James Frazer Stirling (1926–1992): Kiến trúc sư quan trọng nhất của Anh từ thập niên 1960. Ông được giải thưởng Pritzker năm1981. Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh RIBA đặt ra “Giải thưởng Stirling” để tưởng nhớ công lao của ông từ năm 1996. + Về Văn học: – Aravind Adiga (1974 – ?): Nhà báo Ấn Độ, tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tay có tiếng vang lớn “The White Tiger” (cọp trắng) đã giành giải Man Booker Prize 2008. – Dario Fo (1926 – ?): Nhà viết kịch, đạo diễn và hoạ sĩ sân khấu Ý (Nobel Văn học 1997). – Octavio Paz (1914-?): Nhà thơ, nhà tiểu thuyết và viết kịch Mexico gốc da đỏ (Nobel Văn học 1990). – Dario Fo (1926 – nay): Nhà viết kịch, đạo diễn và hoạ sĩ sân khấu Ý (Nobel Văn học 1997) – John Ernst Steinbeck III: (1902 – 1968): Tiểu thuyết gia người Mỹ (Nobel Văn học 1962). – Boris Leonidovich Pasternak (1890 – 1960): Nhà thơ và nhà văn Nga (Nobel Văn học 1958). – Halldór Kiljan Laxness (1902 – 1998): Nhà văn Iceland (Nobel Văn học 1955). – Jacinto Benavente y Martinez (1866 – 1954): Nhà thơ và nhà viết kịch Tây Ban Nha (Nobel Văn học 1922). – Romain Rolland (1866 – 1944): Nhà văn và nhà viết kịch Pháp (Nobel Văn học 1915). – Paul Johann Ludwig von Heyse (1830 – 1914): Nhà văn, nhà thơ và nhà viết kịch Đức (Nobel Văn học 1910). – Fredéric Mistral (1830 – 1914): Nhà thơ nổi tiếng của Pháp (Nobel Văn học 1904). – Nelle Harper Lee (1926 – ?): Nữ nhà văn người Mỹ được tổng thống George W. Bush trao “Huân chương Tự Do” (Presidential Medal of Freedom) – huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ có đóng góp vào nền văn học Mỹ. + Về Khoa học: – Abdus Salam (1926 – ?): Nhà vật lý học người Pakistan (Nobel Vật lý năm 1979). – Ben Roy Mottelson (1926 – ?): Nhà Vật lý Đan Mạch gốc Mỹ (Nobel Vật lý 1975). – Sir Aaron Klug (1926 – ?): Nhà hóa học và nhà lý sinh người Anh gốc Litva (Nobel Hóa học 1982). – John William Strutt (1842 – 1919): Nhà vật lý người Anh, là người cùng với William Ramsay đã phát hiện ra nguyên tố argon(Nobel Vật lý 1904). – Sir William Lawrence Bragg (1890 – 1971): Nhà vật lý trẻ tuổi nhất người Australia (Nobel Vật lý 1915 khi 25 tuổi cùng với cha làSir William Henry Bragg về phát minh, chế tạo ra dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X. – Paul Adrien Maurice Dirac (1902 – 1984): Nhà vật lý lý thuyết người Anh (Nobel Vật lý 1933 cùng với Erwin Schrödinger). – Eugene Paul Wigner (1902 – 1995): Nhà vật lý và nhà toán học Hungary (Nobel Vật lý 1963). – Paul Sabatier (1854 – 1941): Nhà hóa học người Pháp (Nobel Hóa học 1912). + Giải Nobel Hòa Bình: – Norman Ernest Borlaug (1914 – 2009): Nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo (Nobel Hòa bình 1970). – Alva Reimer Myrdal (1902 – 1986): Nữ chính trị gia, nhà xã hội học Thụy Điển (Nobel Hòa bình 1982 chung với Alfonso Garcia Robles). – Carlos Saavedra Lamas (1878 – 1959): Nhà chính trị gia và giáo sư đại học người Argentina và Châu Mỹ Latinh (Nobel Hòa bình1936). – Nathan Söderblom – Lars Olof Jonathan Söderblom (1866 – 1931): Giáo sĩ Thụy Điển (Nobel Hòa bình 1930). + Nobel Y học: – André Michel Lwoff (1902 – 1994): Nhà vi sinh học người Pháp (Nobel Y học 1965). – Renato Dulbecco (1914 – ?): Nhà virus học người Ý (Nobel Y học 1975). – Emil Adolf von Behring (1854 – 1917): Nhà sinh lý học người Đức (Nobel Y học 1901). + Những nhân vật tuổi cọp nổi tiếng ở Việt Nam: – Nguyễn Văn Ngọc (1980 -1942): Học giả và nhà giáo. Ông là tác giả của “Truyện cổ nước Nam” nổi tiếng. – Thích Nhất Hạnh – Nguyễn Xuân Bảo (1926 – ?): Thiền sư người vận động cho hòa bình được đề cử Nobel Hòa bình năm 1967. – Bùi Giáng (1926 – 1998): Nhà thơ, dịch giả và nghiên cứu văn học. – Sơn Nam – Phạm Minh Tài (1926 – 2008): Nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu. – Châu Loan (1926 – 1972): Nữ nghệ sĩ ngâm thơ và ca Huế (Nghệ sĩ nhân dân 1984). – Chính Hữu – Trần Đình Dắc (1926 – 2007): Nhà thơ (Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật 2000). – Trần Dần (1926 – 1997): Nhà thơ. Một trong “tứ hổ” (Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm và Phùng Quán) của “Nhân Văn – Giai Phẩm”đầy sóng gió năm 1955 – 1958. Ông nổi tiếng và tai tiếng không đáng có với trường ca “Bài ca Việt Bắc” (“Nhất định thắng”). Cọp Trần Dần đi “hóa kiếp” khác năm 1997 mà năm 2008 lại rắc rối quanh chuyện “Vụ thơ Trần Dần” : Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam và Cục xuất bản Việt Nam ra quyết định thu hồi tập “Thơ Trần Dần” vì “vi phạm hành chính” khiến 134 nhà “trí thức” xông trận bằng ký thư phản đối dẫn đến Cục xuất bản Việt Nam bắt buộc nghe lệnh cấp trên chỉ phạt tiền (15 triệu đồng VN) đối với Công Ty Nhã Nam và cho phát hành. Sự việc này được lịch sử ghi vào “Hậu Nhân Văn – Giai Phẩm”. – Minh Cảnh – Nguyễn Văn Cảnh (1938 – ): Nghệ sĩ cải lương mùi và hồ quảng nổi tiếng. – Cung Tiến (1938 – ?): Nhạc sĩ nổi tiếng thời tiền chiến (“Hoài cảm“, “Hương xưa“… ). + Về “sinh nghề tử nghiệp”: – Saito Yoshitsugu (1890 – 1944): Tướng của quân đội Hoàng gia Nhật. Trong trận “Saipan” thua quân Mỹ đã mổ bụng tự sát. – Otto Hönigschmid (1878 – 1945): Nhà hóa học Tiệp Khắc đã tự tử theo bạn là Hans Fischer (nhà hóa học người Đức – Nobel Hóa Học 1930). – Itō Seiichi (1890 – 1945): Đô đốc Hải quân Nhật. Trong thế chiến thứ hai, sau khi soái hạm Yamato bị Mỹ đánh chìm, ông chết theo tàu. – Alfred Jodl (1890 – 1946): Sĩ quan chỉ huy cao cấp của Đức. Ông bị kết án “tội phạm chiến tranh” và bị xử treo cổ. – Thiều Chửu (1902 – 1954): Nhà học giả và cư sĩ, tác giả “Hán Việt Tự Điển” có giá trị vĩnh cửu. Ông tự tử trong vụ “Cải cách ruộng đất” (1953 – 1956).
– Phạm Bạch Hổ (Phạm Phòng Át): Người Hải Dương. Võ tướng nhà Ngô. Sau đó, ông là một trong loạn 12 sứ quân rồi về làm quan cho nhà Đinh. Ông là người có công giúp Dương Diên Nghệ đánh quân Nam Hán. Ông được thờ như một Thành Hoàng. Trong một bài báo “Danh tướng sinh thành từ giấc mơ Bạch Hổ” tác giả Minh Nhương cho rằng: “Danh tướng Phạm Bạch Hổ từng được Ngô Vương Quyền phong làm Tiền đạo tướng quân, chỉ huy sứ, lĩnh hai nghìn quân đi đánh giặc. Ông dùng kế đóng cọc nhọn xuống sông Bạch Đằng giết chết tướng Hoằng Thao, góp sức làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang lẫy lừng lịch sử” (baodatviet.vn). Sự việc Phạm Bạch Hổ bày kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng không thấy ghi trong các cuốn chính sử. – Lê Như Hổ: Người Hưng Yên. Quan Thượng thư đời Lê. Nổi tiếng ăn khỏe như hổ. – Tăng Bạt Hổ (Tăng Doãn Văn): Nhà yêu nước chống Pháp. – Chiêu Hổ (Phạm Đình Hồ): Làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống và Minh Mạng. Ông là tác giả “Tang thương ngẫu lục” (cùng Vũ Án) và “Vũ Trung tùy bút” nổi tiếng. Ông còn là một nhà thơ và là bạn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. – Tiết Nhơn Qúy (Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa): Tướng tinh “Bạch Hổ tinh quân”. Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân nằm mộng gặp nạn được chàng hiệp sĩ áo trắng cầm phương thiên họa kích giải cứu. Vua tỉnh mộng liền cho người đi tìm vị “ân nhân” trong mộng này. Người đó chính là Tiết Nhơn (Nhân) Qúy. Sau này, Tiết Nhơn Qúy đại thắng Cáp Tô Văn được vua cho về thăm vợ con (con chưa biết mặt). Tiết Đinh San đi săn trong rừng gặp hổ trắng liền bắn tên. Hổ trắng chết. Đó là Tiết Nhơn Qúy nằm ngủ trong rừng xuất tướng đi dạo chơi. Con đã giết nhầm cha là vậy.
– “Thôn Lê Như Hổ” ở Hồng Nam (Hưng Yên) lấy theo tên của ông “Trạng ăn” Lê Như Hổ làm quan thời Hậu Lê. – “Hòn Cầu Hùm”: Theo Quách Tấn: “Hòn Cầu Hùm thường kêu là Hòn Con Hin. Núi nằm sát biển cao 643 thước, cây cối rậm rạp, đá mọc gồ ghề, lại có nhiều thú dữ. Song núi nổi danh không phải vì cảnh vật, mà nhờ câu chuyện bắt hùm của người xưa. Nguyên ngày xưa ở Khánh Hòa có một con cọp chúa đàn sống trên vài trăm năm, to lớn dị thường và hung tợn cực độ. Cọp què một chân, nhưng lanh lẹ như chớp. Ngày ngày thường xuống đồng bắt người và gia súc, tên bắn không thủng, bẫy nhử không mắc, gây đại loạn cho đồng bào địa phương. Khi làm trấn thủ thành Diên Khánh (1793), ông Nguyễn Văn Thành tìm đủ cách để trừ nạn cho dân. Song không có kết quả. Nghe đồn bà Thiên Y A Na linh thiêng, quan trấn thủ liền mật đảo. Thiên Y liền ứng mộng bảo gài bẫy nơi dãy Hoàng Ngưu, và bày lễ tam sanh cúng tế trong ba ngày đêm, thì tất bắt được hổ. Quan trấn thủ làm theo lời mộng thì quả bắt được con hùm xám ba chân. Từ ấy nhân dân được sống yên. Ðể tỏ lòng tri ân, quan lập miếu thờ bà Thiên Y nơi đỉnh núi đã bắt được hùm. Và nhân câu chuyện cầu đảo mà bắt được hùm thiêng, nhân dân địa phương gọi núi là núi Cầu Hùm vậy. Hòn Cầu Hùm là chủ sơn trong dãy Hoàng Ngưu”. (“Xứ Trầm Hương”) – “Tổng Ăn Thịt” (An Thịt) ở Cần Giờ: Huyện Cần Giờ là một huyện ven biển phía Đông – Nam Sài Gòn. Nơi đây, cọp ăn thịt rất nhiều người. – “Đìa Cứt Cọp“ ở Huyện Giồng Trôm: Ngày xưa cọp tụ về săn mồi và… ị bừa bãi. – “Đồn Cọp – Giồng Ông Hổ” ở huyện Chợ Lách (Bến Tre), Mõ Cày (dân vừa đi cày vừa đánh mõ xua cọp). – “Hổ cứ” (Sa Đéc): Nơi cọp về trú tại đây từ xưa. – “Hổ Châu” (cù lao Ông Hổ) tức là bãi Hoàng Dung (hạ lưu sông Hậu).
– “Miếu thờ Bạch Hổ”: Ở Cô Sơn (Bà Rịa). – “Miếu ông Hổ”: Ở Mô Xoài (Bà Rịa) do Gia Long – Nguyễn Ánh lập để đền ơn cọp đã cung cấp thực phẩm thịt cho ông ta khi gặp hoạn nạn. – “Thờ Ngũ Hổ”: Nhân gian quan niệm cọp là“Sơn quân chi thần”, “Sơn quân mãnh hổ”, “Sơn lâm chúa xứ”, “Sơn lâm đại tướng quân”… nên thờ cọp như thánh thần. – “Bàn thờ Chúa Sơn Lâm”: Bên cạnh Văn Miếu Trấn Bình Hòa ở Phú Lộc (Diên Khánh – Khánh Hòa). – “Miếu ông Hổ – Song Linh”: Miếu tên cọp nhưng thờ bà Huỳnh Thị Nghĩa. Bà đánh cọp cứu chồng nhưng cuối cùng cả hai cùng chết. – “Thờ cọp ở đình làng”: Ở Long An và Qưới Sơn (Bến Tre) thờ cọp vì sọ cọp. – “Miếu thờ Bạch Hổ”: Ở Phước Điền (Tịnh Biên – An Giang) thờ cọp trắng. Cọp trắng này bị mắc xương cổ được thầy Tăng cứu và cọp tạ ơn bằng con heo. – “Đình ông Hổ”: Ở Cửa Lấp (Dương Tơ – Phú Quốc) thờ cọp hiền lành cụt chân do cá mập táp. – “Dinh Ông”: Ở An Thạch (Bến Lức) tôn cọp làm “anh Cả”. (world.viet-numis.com). – “Miếu thờ Cọp”: Phần lớn các đình làng ở Nam Bộ đều có miếu thờ, tượng thờ ông Hổ.
– Giáp Dần 2010: Động đất Haiti: Ước tính 500.000 ngàn người bị thương và chết. 500 – 600 công an Việt Nam triệt hạ cây Thánh Giá của giáo dân Núi Chẻ – Đồng Chiêm (Hà Nội). Nhật thực hình khuyên. – Năm Mậu Dần 1998: Cúm gia cầm (di hậu N5N1) bùng nổ ở Hồng Kông. Động đất ở Afghanistan và Tajikistan với 4 ngàn người chết. Sứ quán Hoa Kỳ bị đánh bom, chết: 5 ngàn. Bão Mitch ở Honduras hơn 5 ngàn người chết. – Bính Dần 1986: Nổ tàu con thoi Challenger trong lúc khởi hành. Tất cả 7 nhà du hành vũ trụ (Ilan Ramon, Kalpana Chawla, Rick Husband, Willie McCool, Michael P. Anderson, Laurel B. Clark và David M. Brown) đều tử nạn. Nổ lò nguyên tử Chernobyl ở Nga với di họa khủng khiếp (hơn 400 lần bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Nhật năm 1945). – Giáp Dần 1974: Hải chiến Hoàng Sa (giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc). Kết qủa Trung Quốc đã chiếm gần toàn bộ Hoàng Sa. Tới năm Giáp Dần 2010 gần như nuốt trọn luôn Trường Sa. Tây Nguyên đang bị cọp… bóp họng… chờ cái gì thì… Mô Phật! Bần tăng… có biết! – Canh Dần 1950: Trung Quốc chiếm Tây Tạng. Công nghệ quang học ra đời. – Mậu Dần 1938: Thảm sát Do Thái (Kristallnacht) bởi Đức Quốc Xã. – Năm Giáp Dần 1914: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (ngày 18/06/1914 – 1918): Chiến tranh bùng nổ trên ba khu vực: Châu Á, Châu Phi và Trung Đông với hai phe: Entente (Pháp, Anh và Nga) và Liên Minh Trung Tâm (Đức, Áo và Ý) với 20 triệu người chết. Năm cọp hay không năm cọp, năm nào cũng có chiến tranh ghê rợn và thiên tai tàn khốc đổ xuống hành tinh xanh. Mặc dù vậy, hành tinh xanh vẫn xanh trong các loại hình nghệ thuật.
Nội dung những cuốn phim trên đều không ngoài khai thác những đề tài lịch sử và lồng vào “đánh đấm võ thuật” hoặc gây cười. Ai có nhu cầu giải trí thì xem.
– Tranh Hổ Việt Nam: + Nghệ thuật vẽ tranh hổ: “Tranh nghệ thuật Hổ” bao gồm: “Hổ và Đại Bàng”, “Trang Hổ”, “Tranh Song Hổ”, “Bạch Hổ”, “Cơn bão nhiệt đới và con hổ”, “Hổ”, “Tranh thêu Hổ”… giá… bèo nhất là hơn 1 triệu tới 44 triệu (vatgia.com). “Tranh hổ”, tuyệt đẹp bao gồm: “Ánh trăng“, “Hổ hạ sơn 1, 2“, “Vồ mồi”, “Sức mạnh” (vantien.com). “Tranh Hổ phố Hàng” ở Hà Nội”, “Tranh thờ Ngũ Hổ” (Hoàng, Thanh, Bạch, Xích và Hắc Hổ): Dùng 5 sắc màu vẽ 5 ông Hổ theo Ngũ Hành: Vàng – Thổ (chính giữa), Đen – Thủy (hướng Bắc), Trắng – Kim (hướng Tây), Xanh – Mộc (hướng Đông), Đỏ – Hỏa (hướng Nam) theo “Ngũ Hành tương khắc”: Thổ khắc Thuỷ – Thuỷ khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Những con hổ này nhìn thấy là muốn… nựng ngay nếu không dám nói là “cọp” ngay. Tranh “Ngũ Hổ – Hàng Trống” đẹp mắt này đã được in vào tem lưu hành thời Việt Nam Cộng Hòa với 12 xu, 40 xu, 50 xu và 1 đồng (vietstamp.net). + Tranh vẽ theo truyện cọp từ “Truyện cổ nước Nam”, “Truyện cổ Việt Nam” và “Truyện ngụ ngôn La Fontaine” … cho thiếu nhi như“Chó rừng và cọp”, “Trí khôn của ta đây”, “Con hổ và chùm nho”… – Tranh Hổ Trung Quốc: “Tranh thờ Ngũ Hồ” có màu sắc vàng đỏ rực rỡ và đậm hơn tranh thờ Việt Nam.
– “Con Hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ“: Được khen ngợi hết lời: “Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam…. Đây là một tác phẩm chứa đầy chất hoành tráng . Đứng trước nó, trong khung cảnh một công trình tưởng niệm , người có công tạo dựng triều Trần , giữ gìn sơn hà xã tắc , trên mãnh đất Thiên Trường quê hương quê hương , của dòng họ nhà Trần kiêu dũng , ta thấy bừng lên chất sử thi bi tráng . Người tạc tượng đã đưa vào đấy sức sống tinh thần một thời oanh liệt của một con người trí dũng” (xemtuvi.org). Nhắc đến Trần Thủ Độ là nhắc đến nhà Trần thời kỳ chống Nguyên – Mông. Trần Thủ Độ là con người “trí, dũng” đúng, nhưng mang tiếng “vô nhân” (đào hầm chôn sống dòng họ Lý) và “bất nghĩa” (ép vua lấy vợ anh mình đã có mang ba tháng). Nhân vật lịch sử thánh nhân phải có sáu chữ: Nhân, Nghĩa, Lễ, Dũng, Trí, Tín. Khen con Hổ trên lăng Trần Thủ Độ chỉ là khen bàn tay tài hoa của nghệ nhân điêu khắc mà thôi. – “Khắc con hổ nhỏ nhất thế giới”: Hổ cao 1mm, dài 1mm, nhỏ bằng 1/10 hạt gạo, chỉ được nhìn rõ qua kính khuếch đại với giá… 94.200 US???! (baomoi.com). Chỉ một con hổ nhỏ như “siêu vi rút” mà ngần ấy tiền? Vậy mà “hổ tươi” nặng từ 40 tới 60 cân chỉ có giá… bèo 100 tới 200 đô là “thịt tươi” dâng tận họng”. Hèn chi cánh “sơn dương”, ai chẳng bỏ qua con hổ nặng thịt, ít tiền này!
– “Ngũ hổ tướng tranh tài”: Gồn Thành Lộc, Hữu Lộc, Trần Ngọc Giàu, Minh Nhí, Đức Thịnh và Minh Nhí (kiêm đạo diễn).
– “Vì sao lông cọp có vằn đen” (“Trí khôn của ta đây”): Cọp cười trâu to lớn mà lại bị “thằng người” sai khiến. Trâu bảo rằng “thằng người” có trí khôn. Cọp đòi coi trí khôn của người. Trâu bảo tìm người mà hỏi. Sau khi nghe cọp đòi coi trí khôn, anh nông dân suy nghĩ rồi đồng ý nhưng với điều kiện là trói cọp lại vì sợ cọp ăn mất con trâu. Cọp chịu. Trói cọp xong, anh nông dân lấy rơm chất xung quanh rồi đốt cháy cọp. Trâu thấy vậy bò ra cười, không may, hàm răng trên dập vào đá mà gãy hết. Cọp vùng vẫy đứt dây thừng rồi chạy một mạch vô rừng. Từ đó, cọp nào cũng có lông vằn đen do lửa “trí khôn” của “thằng người” đốt. Truyện giải thích cho có giải thích và chủ yếu là đề cao trí khôn của con người nhưng khôn qúa thì hóa hồ ly! – “Chó rừng và cọp”: Chó rừng và cọp cùng tranh nhau làm bá chủ trong rừng. Cọp thách chó rừng leo cây. Chó rừng trèo lên cây rồi đái ướt hết cả cây, lá, cành rồi thách cọp trèo. Cọp trèo lên nhưng mắt cọp bị nước đái của chó rừng làm cho tối tăm mặt mày, rớt xuống đất. Từ đó, chó rừng được tôn là chúa sơn lâm giống như cọp. (Nguyễn Văn Ngọc “Truyện cổ nước Nam”). Chó rừng chẳng thể làm chúa sơn lâm vì họ mèo có vô số loài hung dữ, mạnh bạo hơn sói. Chuyện này cốt ý cũng chỉ để cao “trí óc” của loại người muốn đạt đến quyền lực tột đỉnh cần phải dùng trí óc. – “Nghè hóa cọp“: Chuyện kể về gã nhà giàu hay nói dóc phách. Hắn ta thường dọa dân làng: “Ông mà đỗ ông nghè thì chúng bay chết với ông”. Ðến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Ðỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì”.Sau đó, nhờ lo lót mà hắn đỗ ông Nghè. Trên đường vinh quy về làng, hắn mặc sức hành hạ người theo hầu. Thấy có suối, hắn nhảy vào tắm và mình mảy bị tróc vảy, chảy máu. Soi vào bóng nước, hắn thấy mình đã biến thành con cọp. Hoảng sợ, cọp người chạy lên rừng mất tăm. Sau đó có anh lính cùng làng về quê đi ngang qua khu rừng nọ nghe tiếng người gọi tên mình. Té ra đó là anh Nghè Bành ngày xưa. Anh lính nhận lời cọp dặn dò thăm dùm vợ con cọp, cho cọp ăn thịt chín và dặn từ nay đừng phá làng. Cọp đồng ý:“Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa” (vi.wikibooks.org). Truyện này giống như câu chuyện “Người học trò và con chó đá“. Anh học trò nọ “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng” để rồi nhận lấy một kết quả tồi tệ. Đó là bài học ở đời nên biết khiêm tốn cho mỗi chúng ta. – “Gà mổ mắt cọp” của Pháp Sư Tịnh Không: “Tại đất Cù Châu có một viên Lý trưởng của một làng kia, ngày thường cư xử với mọi người rất hòa ái, thân thiện, nên được dân chúng trong làng hết lòng kính mến, ca ngợi…”. Sau khi đi đòi nợ mà bi con nợ xin khất, lý trưởng quay về thì“ nghe tiếng kêu của con gà mái, ông chợt hiểu rằng cô gái áo vàng kia có lẽ là hóa thân của con gà mái nọ. Do đó, ông căn dặn Hầu lão nhị đừng giết con gà mái ấy. Năm sau, viên Lý trưởng đến nhà đó thu thuế. Bấy giờ, gà mẹ lại dẫn đàn gà con ra nghênh đón ông ở ven bờ rào. Thu thuế xong, ông từ biệt ra về, khi qua khỏi một con suối nhỏ, đến một dãy núi gần đó, đột nhiên một con cọp dữ từ đâu phóng đến. Phương Tam Tùng kinh hoàng, chân cẳng luống cuống, than mình co quắp, chỉ còn biết nhắm mắt chờ chết. Ngay giây phút nguy kịch ấy, gà mẹ bèn xua đàn gà con xông đến trước mãnh hổ. Gà mẹ mổ vào mắt cọp, làm cho cọp già đau đớn, ôm lấy vết thương, bỏ chạy thụt mạng. Giật mình tỉnh dậy, hóa ra vừa rồi chỉ là một giấc mộng. Phương Tam Tùng vô cùng cảm kích, liền xuất tiền ra mua gà mẹ và bầy gà con đem về nhà để nuôi chúng” (music.vietfun.com). Xưa nay, cọp chỉ vồ thú và người nên không tránh được chiêu “mổ mắt” của gà. Tha một sinh mạng là tự cứu mạng mình. Giới Phật có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cấp phù đồ” nhưng coi chừng vướng vào vòng “Cứu vật, vật trả ơn” mà “cứu nhơn, nhơn trả báo“! Thú vật còn biết phải quấy, sao loài người chúng ta há không? – “Bà Mụ Cọp”: Đây là truyện phổ biến trong dân gian: Cọp đực cõng bà mụ lên núi đỡ đẻ cho cọp cái. Sau khi cọp cái “mẹ tròn con vuông”, cọp đực đền ơn bà mụ bằng một con heo rừng to. Cọp ở đây hiền lành, biết thế nào là “ơn đền nghĩa trả”. Xem ra, cọp còn hơn con người ở chỗ nghĩa ơn này. Con người “còn đẻ còn kêu mụ bà, hết đẻ tui quen gì mụ?!
– Về vua Thành Thái: “Thần mắt vua Thành Thái trị cọp trắng Bách Thú“ theo Cao Hữu Bang từ “Sejour enchenteur en Annam” của Jean Fauriel nói về vua Thành Thái dùng nhãn thần trị được cọp trắng hung dữ (vantuyen.net). Chuyện các ông vua dùng “thiên nhãn” của mình để trị thú vật hung dữ để chứng minh mình là “chơn mệnh thiên tử” có đầy trong phim Tàu. Thật khó mà tin! – Về quan Thái sư Lê Văn Thịnh: Kể về vua Lý Nhân Tông dạo chơi ở Hồ Tây: “Bỗng ngay giữa thuyền ngự, một con cọp ở đâu xuất hiện, nhảy vào đám đông, các quan và bọn lính ngự lâm thị vệ hoảng hốt dạt ra, cọp lao vào vua Lý Nhân Tông như sắp sửa vồ ăn thịt. Người lái thuyền, một ông chài can đảm và linh hoạt, vội vàng ném vào đầu cọp một cái lưới – tình cờ ông vớ được bên cạnh mình. Lưới lùng nhùng bổ vây lấy cọp, làm cho nó lúng túng không thể thoát ra. Nhà vua và các tùy tùng được hoàn hồn, thì vưa lúc sương mù cũng giảm bớt, trông rõ mặt người. Bọn lính xông vào bắt cọp. Nhưng…không phải cọp ! Mà lại là…thái sư Lê Văn Thịnh đang loay hoay trong tấm lưới. Lập tức, Lê Văn Thịnh bị trói điều về để triều đình luận tội… Lý Nhân Tông nghĩ thương một vị đại thần đã có nhiều công lao trong các việc nội trị ngoại giao, lại là người có học hành uyên bác nên không bắt tội chết. Lê Văn Thịnh bị cách hết chức tước, đẩy vào Thanh Hóa… Việc Thái sự Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hóa hổ đến nay vẫn chưa ai giải thích được”(thuvien.maivoo.com). Không giải thích được thì coi như vào botay.com hay bochan.net rồi còn gì?! Đắc Kỷ từng cho bị coi là con chồn tinh (hồ ly tinh) làm mê muội Trụ Vương dẫn đến nước Thương bị mất về tay Chu Phát – Chu Vũ Vương.
– “Võ Tòng đả hổ”: Võ Tòng là người mê tửu nên khi vào quán rượu chỉ đươọc uống ba chén nên gặn hỏi chủ quán. Chủ quán rằng bên núi có cọp nên không thể uống qúa ba chén. Võ Tòng tức mình mới đi tìm cọp và nện chết con cọp trên đồi Cảnh Dương ở huyện Dương Cốc (thành phố Liễu Thành). Nhờ đó mà Võ Tòng trở nên nổi tiếng. Đây là nhân vật có thật trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc được viết thành truyện, dựng thành phim ở Trung Quốc. Võ Tòng xếp hạng thứ 14/ 36 thủ lĩnh Lương Sơn Bạc với chức Mã Quân Thống Bộ Đầu Lĩnh tức hàng võ tướng. Sau khi thủ lĩnh Lương Sơn Bạc là Tống Giang quy thuận triều đình, giúp nhà Tống chinh phạt chư hầu và dẹp nội chiến để cuối cùng, Lương Sơn Bạc bị nhà Tống tìm cách dẹp trừ, Võ Tòng cùng với Lỗ Trí Thâm ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) chứ không theo về triều đình nhà Tống. – “Lê Văn Khôi tay không bắt cọp”: “Tả quân truyền lệnh thả hổ ra để võ sĩ biểu diễn bắt sống hổ cho sứ thần xem. Võ sĩ Lê Văn Khôi mình trần trùng trục, tóc tết đuôi gà, mặc quần cụt, tay cầm đùi heo. Không ngờ gặp con hổ quá dữ, chồm ngay lại tát Khôi. Khôi né mình, đánh ra một côn trúng hổ, hổ ngã lăn ra, dãy dụa một lúc rồi nằm im tắt thở. Sứ thần Xiêm la tấm tắc khen ngợi nhưng bỗng thấy Tả Quân nổi trận lôi đình, rút lệnh tiễn truyền đao phủ bắt trói võ sĩ Lê Văn Khôi đem chém, vì đã có lệnh đấu với hổ chỉ được bắt sống chứ không được đánh chết. Lê Văn Khôi đến trước vọng đài xin tha tội vì không biết, và xin được bắt sống hổ khác để chuộc tội. Tả quân ưng cho. Khôi lại bước vào khại. Lính thả hổ ra…Cuộc tỷ thí lần này thật là gay go : hổ lớn và rất dữ. Nhưng Khôi không phải tay vừa, anh dùng một miếng võ hiểm đá trúng hàm dưới của hổ. Hổ nằm lăn ra, chổng bốn chân lên trời. Khôi lấy cuộn dây trong mình trói hổ lại, vác đặt dưới vòng đài làm lễ xin chuộc tội. Sứ thần Xiêm la thấy vậy khen không dứt lời. Tả Quân ung dung nói : Bọn tiểu tốt dưới trướng tôi đều như vậy cả, có chi đáng cho đại nhân khen” (aiki-viet.com.vn). Mượn hổ đội lớp nai hù kẻ thù cũng như truyện Trạng Quỳnh đi đón bọn sứ thần. Khi sứ thần Trung Quốc lỡ “đánh rấm”, hắn thẹn qúa nhưng chữa cháy bằng câu đối: “Lôi động phương Nam” (Sấm động nước Nam) và hí hửng tưởng “chơi khăm” An Nam một vố. Lúc này, Trạng Quỳnh đang hóa trang một anh lính hầu bèn vén ống quần lên… tè qua mũi thuyền và đối: “Vũ qúa Bắc Hải” (Mưa tràn biến Bắc). Sứ thần thất kinh hỏi quan An Nam là nước các ngươi có bao nhiêu người học chữ hay như thằng lính quèn này? Quan An Nam trả lời rằng có rất nhiều, thằng lính này là… dốt nhất. Câu trả lời nay làm sứ Trung Quốc mất hồn hết dám ho he… Truyện Trạng Quỳnh chẳng có thiệt nhưng Lê Văn Khôi đánh hổ chắc không giả? – “Tăng Bạt Hổ chế ngự cọp”: Cọp cản đường bọn ông ở Đèo Dốc Đót (An Khê – Bình Định) nhưng sợ hãi ánh mắt của ông nên “nhường bước” (tuoitrehoaian.com). Cọp này mới đúng là con chó… né gậy nè! Chắc là cọp con mới 5 – 6 tháng trốn mẹ đi chơi đây. – “Phùng Hưng đánh cọp”: “Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè… Có một trai làng cực kỳ khỏe mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ họa cho dân làng…. Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ… Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng… Bố Cái Đại Vương…”(traitimyenbai.net). Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi chép chuyện Lê Phụng Hiểu mạnh đến nổi nhổ trốc gốc cả một cây đánh thôn Đàm Xá bắt họ phải trả ruộng cho thôn Cổ Bi. Lý Ông Trọng vật ngã hai con trâu. Phùng Hưng đánh cọp coi bộ còn oai hơn trâu nữa. Suy ra, Phùng Hưng không thua gì Võ Tòng đả hổ trong “Thủy Hử” của Thị Nại Am. – “Thần Hổ” trong thắng cảnh Hương Sơn”: Kể về người tên Hùng An – đời Hùng Vương “ở huyện Siêu Loại, thuộc Kinh Bắc, lấy vợ họ Nguyễn tên là Liễu, dòng dõi thần ở núi làng Yên Vĩ. Một hôm, vợ chồng vào rừng hương Sơn kiếm củi, người vợ bị mãnh hổ cõng đi mất. Chồng thương vợ, đi tìm khắp trong rừng mấy ngày liền không thấy. Bỗng nghe tiếng vợ vẳng từ xa. Nhìn ra thì không thấy người mà chỉ thấy một con hổ cái nói tiếng người ( người đàn bà ấy đã hóa Hổ), rằng ” Nhân duyên của chàng với thiếp chỉ có thế thôi! Thiếp xin để lại cho chàng một đứa con”. Nói rồi Hổ cái biến mất, để lại một cái bọc_ cái bào thai. Được 14 tháng, bọc tự nức ra như một bông hoa nở. Một đứa con ra đời. Chú bé có tướng mạo lạ kỳ: mặt vuông tai to được đật tên là Hùng Lang, con của Hùng An, lớn lên văn võ đều giỏi khác thường. Giặc Ân kéo đến cướp nuớc, gây bao nhiêu tai học cho dân ta. Hùng Lang sẵn có thang gươm báo mà thần đã trao cho Bố năm xưa, đem quân đi đánh giặc, đanh đâu thắng đấy. Thắng trận, Hùng Lang về ở làng Yến Vĩ. Sau khi chết được phong làm phúc thần của làng. Trong tín ngưỡng cổ sơ, hình ảnh người dũng tướng họ Hùng và hình ảnh mảnh hổ được đồnh nhất với nhau. làng Yến Vĩ xưa có tục lệ dùng lợn sống làm vật hiến tế vào ngày hội làng” (music.vietfun.com). Ngài “Thánh Gióng” cũng đánh giặc Ân. Sao họ không gặp nhau kết nghĩa “huynh – đệ” nhỉ? – “Hổ Quyền“: Mường Thanh với bài “Cọp trong đời sống con người” có ghi lại: “Đại Việt Sử Ký Bản Ký có ghi chuyện Thái Thương Hoàng Trần Thánh Tông và vợ là Khâm Từ Bảo Thái Hậu vì mê coi cọp voi đấu, suýt bị thú dữ làm hại/ Đời Hậu Lê trường Hổ Quyền được thiết lập tại kinh đô Thăng Long trước sân diễn võ. Vì sợ cọp hung dữ làm hại mọi người, nên ba ngày trước thời hạn giao đấu, quan Phủ liêu ngầm ra lệnh dùng kìm cắt hết móng vuốt của cọp. Do đó cọp chỉ đấu được vài hiệp thì bị voi hạ chết. Đời Nguyễn hằng năm đều có cuộc giao đấu giữa voi và cọp với mục đích huấn luyện cho voi thêm dạn dĩ kinh nghiệm khi đụng trận thật sự… Cuộc ác đấu xãy ra giữa hai con vật hùng dũng nhất rừng xanh, cuối cùng voi cũng hạ chết cọp nhờ sức khỏe, trước sự vui mừng vừa ý của vua quan và dân chúng có mặt… Ngày hổ quyền chính thức bị bãi bỏ vào cuối đời vua Tự Đức” (vietbao.com). Nuôi cọp đấu với voi. Voi được tự do đấm đá còn “chúa sơn lâm” thì bị cột lại, bẻ móng để cho voi… thịt. Kết cục lúc nào cũng voi thắng, cọp thua. Voi ra trận thì đánh với người chứ nào đánh với cọp? Hú hồn, nếu lấy người để cho voi tập huấn kiểu ấy thì tội ác này “đốn hết tre Việt Nam cũng không ghi hết tội”. Cọp chết hàng đống nên cái tội “diệt chủng cọp” này thuộc về nhà Nguyễn trước hết a! – “Sự tích Hòn Mẫu Tử” của Quách Tấn: “người chồng ra đi, ngậm ngải tìm trầm. Nhưng trầm đâu không thấy mà tháng ngày chỉ thấy rừng núi thâm u. Lòng muốn trở về, song không thấy đường lui mà chỉ thấy đường tới. Năm nầy sang năm khác, ngải nơi miệng lần lần tan hết, và lần lần thân mọc đầy cả lông. Rồi một hôm hóa thành con cọp xám, gầm lên mấy tiếng, quay đầu chạy về chốn cũ tìm vợ con. Nhưng khi về đến nơi thì cảnh xưa đâu còn thấy nữa! Vợ con ở nhà trông chồng cha mỗi ngày một vắng! Lệ thảm tuôn thành suối khe và thân nắng mưa hóa thành đá. Những vật dùng vật nuôi cảm tình chủ mẫu cũng hóa đá theo hai mẹ con. Ðối cảnh thương tâm, hổ gầm thét vang cả rừng núi. Và để vơi bớt nỗi lòng, phá gãy hết những cây cổ thụ trên đầu núi. Ðoạn bỏ đi vào rừng sâu”. Mới than rằng: “Ngậm ngải tìm trầm khôn hay dại? Rừng xanh thăm thẳm biết tìm ai? Hòn mẹ bồng con được hư cấu bằng “Sự tích Hòn Vọng Phu”. – “Núi Phú Như“: “Tục danh gọi là núi Ổ Gà. Núi nằm về phía Bắc quận lỵ cách chừng ba cây số, tại thôn Phú Nghĩa, phía Tây đèo Bánh Ít tức đèo Hà Thanh, giữa đường Quốc Lộ số 1 ở phía Ðông và đường Hỏa xa ở phía Tây. Phía Nam núi lại có con đường liên xã số 10 chạy từ đường Quốc Lội lên đường hỏa xa. Núi không cao nhưng rậm rạp, nên cọp rất nhiều. Khánh Hòa nổi tiếng về cọp. Tục có câu “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, vì núi nào hễ có rừng rậm là có cọp. Cọp ở Ổ Gà lại nhiều hơn các vùng sơn lâm trong tỉnh. Truyền rằng cọp kéo ra từng đoàn như đoàn bò. Cho nên phương ngôn có câu “Cọp Ổ Gà”. Cọp tuy nhiều, nhưng cọp Ổ Gà cũng như các nơi khác, rất nhát gan, hễ thấy người thì lo tránh”. (Quách Tấn). – “Hiền như cọp Khánh Hòa”: “Thời Pháp thuộc, đời Duy Tân (1907-1916), nhà chí sĩ Trần Cao Vân vào Khánh Hòa vận động cách mạng. Không có kết quả, than cùng một ông bạn: – Nhân sĩ Khánh Hòa hiền lành quá! Ông bạn cười đáp: – Cọp còn thế huống chi người! Vậy mà người Khánh Hòa trong năm Dần bỗng… dữ như cọp. Họ rủ nhau nằm lăn, nằm lốc, dán giấy đầy hết trên cổng cơ quan Tỉnh Khánh Hòa, trên gốc cây, trên thứ gì dán được là cứ dán ở đoạn đường Trần Phú vào tháng 1/2010. Ai bảo người Khánh Hòa hiền. Hiền từ có lúc, dữ có khúc chứ! – “Cọp Khánh Hòa” theo Ngô Văn Ban: “Từ trạm Hòa Mã đến trạm Hòa Lãng (khu vực huyện Vạn Ninh), đến Giồng Cốt Lũng… Đường đi từ trạm Hòa Lãng đến trạm Hòa Huỳnh (khu vực huyện Vận Ninh), đến Lũng Cát Lâm, đến Lỗ Sấu…. Từ trạm Hòa Mỹ (huyện Ninh Hòa) đến trạm Hòa Cát (TP Nha Trang), đến điếm cũ Hòa Bông, đi đến xứ Quán Cát…Phía Tây điếm này có hai nhánh đường : Một nhánh đi đến tổng Đồng Nô phủ Diên Khánh…i đến đèo Lũy Đá, đèo dài 200 tầm… Đường đi đến điếm Quán Dổi, Đường đi từ trạm Hòa Cát đến trạm Hòa Thạnh (huyện Diên Khánh), đến quán cũ Cây Sung… Từ Quán Dù đến Dốc Cây Me rồi đến dốc Quán Đính, xứ Quán Trà đến đầu địa giới phủ Diên Khánh,. Đền đèo Tổng Nô rồi đến Lũng Tre, Đường đến miếu Quá Quan… Đi tiếp đến Cầu Ngói, xã Phú Lộc, … Từ trạm Hòa Thạnh đến trạm Hòa Tân (huyện Cam Lâm), đến núi Hòn Diễn, có miếu Bà Chúa Ngọc (Bà Thiên Y A Na) mới lập…. Đường đi từ trạm Hòa Tân gần đến trạm Hòa Du (huyện Cam Lâm) Từ trạm Hòa Du đến trạm Hòa Câu, đến đường rừng Suối Dứa… Đường đi đến sông Du Quân, gần trạm Hòa Câu…. Từ trạm Hòa Câu đến gần trạm Hòa Thuận (thị xã Cam Ranh), giáp biên giới phủ Bình Thuận (nay là ranh giới Khánh Hòa – Ninh Thuận)… nhiều tê giác, voi và cọp beo. Qua những ghi chép của Lê Quang Định, ta thấy người xưa đi lại trong tỉnh thật là lắm gian nan, nguy hiểm khi đoạn đường có nhiều tê giác, voi và cọp beo như thế” (macdinhchireunion.net). Hôm nay đi khắp 9 huyện, thị, đảo Khánh Hòa cũng chẳng có con cọp nào từ rừng chui ra vuốt ria… chào khách vì cọp đã lẫn vào nhà hàng, khách sạn hết rồi! – “Truyện kể về nhà sư chù Linh Phong” (Bình Định): “Người ta còn kể rằng khi còn sinh thời nhà sư có nuôi hai con cọp mun, tuy hình hài hung dữ nhưng tính tình rất hiền lành. Chúng không ăn thịt mà chỉ ăn trái cây. Hang đá giờ đây đã bị bụi cây gai um tùm lấp mất cửa, không ai dám vào. Chùa Linh Phong vốn đã nổi tiếng là linh thiêng, với hang đá bí ẩn này và những chuyện tích ly kỳ lại càng thêm huyền bí” (2sinhvien.com). Nếu hai con cọp mun này còn sống tới ngày nay, chúng cũng sẽ phải… ngủm cù đeo vì trái cây Trung Quốc! – “Cọp và vợ chồng ông Trịnh”: “Hồi chúa Nguyễn xây dựng cơ nghiệp trong Nam, vùng Biên Hòa có hai vợ chồng ông Trịnh và bà Thị Vải sống trong rừng núi. Ông Trịnh có sức khoẻ, lại sống lâu ở chốn sơn lâm, nên được làm quen với… cọp! Có con cọp già quấn quít, thân thiện với vợ chồng ông như người trong nhà. Trong quá trình mở mang đất đai, khai phá non sâu rừng rậm, chúa Nguyễn phải đối phó với nhiều lực lượng phe phái. Có những tin tức cho biết rằng vợ chồng ông Trịnh cũng là người thuộc phe chống đối. Quân Nguyễn tìm cách lùng bắt, cuối cùng bắt được ông Trịnh giải về Nha Trang và kết án tử hình. Bà vợ ông được tin, suốt ngày than khóc nhưng chỉ biết tâm sự với cọp già kia thôi. Cọp ta hiểu biết sự tình, liền gọi cả họ hàng cọp ở trong rừng ra, kéo xuống pháp trường để giải cứu cho ông Trịnh. Nhưng bầy cọp vừa đến nơi, thì đầu ông Trịnh đã bị đao phủ chém lìa khỏi cổ. Cả bầy cọp thất vọng chạy nhớn nhác lung tung, gầm thét vang trời. Chúng lồng lên phá phách làm cho cả quân lính và dân chúng bỏ chạy toán loạn, tìm lối thoát thân. Mãi đến xế chiều, pháp trường chỉ còn là bãi trống tan hoang, cọp mới chịu rút về núi. Cái tin bầy cọp đại náo pháp trường từ đó truyền đi làm cho ai nghe cũng rùng mình sởn gáy. Tiếng “Cọp Khánh Hoà” lan rộng là vì thế” (Nguyễn Man Nhiên web đd). Đây cũng một cách giải thích vì sao ở Khánh Hòa có nhiều cọp nhưng điểm chính của truyện là sự lương thiện có thể cảm hóa được cả súc vật. Chúng ta ước mong rằng sự lương thiện cũng sẽ cảm hóa được lòng người nhất là loại người ác độc. – “Giảy Bộ Hổ” (săn cọp về làng): Ở Diên Khánh – Khánh Hòa: “Các xã phụ lũy chung quanh Thành chỉ mới lèo tèo dăm ba chục nóc nhà. Khỏi cửa tiền hai cây số, chưa đến bến Cầu Lùng, cọp vẫn kéo về đợi mồi ở các mô đất cao miễu đất Thổ Sơn ngã lên Gò Đình làng Phú Mỹ cũ. Đội quân tượng của tỉnh trong khung cảnh gần như giang sơn riêng của chúng, hằng ngày vẫn dẫn nhau, vừa tuần phòng, vừa nhởn nhơ tập tiến thoái ở đầm voi tập trận… Ngày ấy, Ông Ba Mươi thường len lỏi về các làng xã tận vùng đồng bằng để bắt heo, bò. Trời sáng nhanh, đường vào rừng thì xa, lôi heo bò đi không kịp, con vật ăn trộm hung dữ cõng con mồi ẩn mình trong các ruộng mía rậm. Người ta lần theo vết máu, biết ngay kẻ trộm đang ở đâu. Chỉ giây phút sau, ngay tại Thành tiếng trống thúc gọi lính đã nổi lên rộn rã. Cuộc tập họp “giảy bộ hổ” – tức là đi săn cọp về làng – bắt đầu”. Kết thúc cuộc đi săn kiểu “đánh hội đồng”, cọp ta là “mãnh hổ nan địch quần hồ” đã bị voi “nện” một bó mía vào đầu văng… 3 mét và hứng nguyên ngọn giáo của quan binh vào cổ họng… toi! Ai cho cọp Khánh Hòa hiền Hiền sao bị giáo đâm xiên lủng mồm? – “Cọp ba móng ở rừng miền Đông”: Đây là một chuyện được cho là có thật? năm 1948 ở An Lạc (Biên Hòa). Trong hồ sơ tư liệu do phóng viên báo Bình Dương cung cấp dựa theo lời kể của tướng Bùi Cát Vũ. Con cọp này đã… xơi hết 50 người trong 2 tháng. Ông Vũ kể: “Sau một thời gian theo dõi, đội săn cọp đã tìm ra “quy luật” của cọp ba móng. Khi bắt người, nó tha vào rừng ăn một phần lót dạ và cũng để cái xác nhẹ hơn. Sau đó, nó tha về hang, ăn “nhẹ” thêm một lần nữa rồi để đó đi ngủ. Sau một giấc ngủ ngon lành, nó dậy ăn nốt phần còn lại. Nắm được quy luật này, đội thợ săn đã đặt mìn vào xác một con heo (con mồi do chính con cọp này bắt ở xã Lạc An nhưng cũng mới lót dạ). Đêm ấy, cọp ba móng mò ra, gầm gừ nhìn con mồi rồi vồ lấy. Mìn nổ, cọp ba móng rống lên rồi lao thẳng vào rừng sâu. Lần này, nó vẫn không chết dù bị thương rất nặng. Bẵng đi một thời gian, nó lại mò về làng. Nó già yếu và chậm chạp hơn. Nó vồ chết chị Hồng ở ấp Đức Đạo. Bị nhóm thợ săn săn đuổi, lần đầu tiên nó thả con mồi ở cửa rừng. Được gia đình chị Hồng đồng ý, đội săn bắt cọp đã cài mìn vào xác chị Hồng và cũng không quên cài cả mìn chung quanh khu vực. Ba ngày sau, cọp ba móng mò ra khỏi nơi ẩn nấp. Nó đang đói. Gặp miếng mồi ngon, nó lao đến. Mìn nổ tứ tung. Lần này, nó không thoát chết. Xác của nó, tám người khiêng vẫn thấy nặng” (antg.cand.com.vn). Diệt cọp ác là có công rồi, tuy nhiên, ở đây có một chi tiết… rất chi tức cười là “con cọp bị mìn. Mìn nổ tứ tung“. Vậy mà “xác của nó, tám người khiêng vẫn thấy nặng”? Một, mìn văng “tứ tung” chứ không trúng cọp. Hai, trái mìn nổ làm banh xác cọp thì… tám người khiêng cái xác con gì chứ nhất định chẳng phải con cọp ba chân nọ. Ba, nếu thật, đây là loại mìn… cu nên chỉ làm chết con cọp chứ không làm nát bấy cái xác nó? Có cái con gì mà mìn cài dưới thân khi mìn nổ mà không banh xác nhỉ? – “Cọp ba móng”: Tác giả Nguyễn Trọng Tín ghi theo lời kể của ông Ba Thắng (cậu ruột) về con cọp ba móng ở Lung Cấm (Đất Sét)là do con người nuôi và mua thịt cho ăn. Cọp lớn lên, thịt không đủ ăn nên “ăn hổn” thịt của “má nuôi” và cá của “ba nuôi” nên bị “ba má nuôi nóng mặt… phạt cho một nhát đứt cái móng nên chạy vô rừng làm cọp dữ?! Chuyện này giống chuyện trên cùng địa điểm (xã Lạc An), cùng năm (1948 – 1949) nhưng người kể khác (Bùi Cát Vũ/Ba Thắng), nạn nhân lại khác (chị Hồng/em bé gái): “Người bị cọp ba móng giết cuối cùng là một em bé gái độ mười bốn mười lăm tuổi, con một bà ở Suối Cá xã Mỹ Lộc ( Lạc An). Khoảng 4 giờ sáng nó nhảy qua rào ( nhà nào cũng có rào cao 3-4 thước ) vì nhà sàn cao, cửa đóng then cài không phá được, nó phóng lên nóc nhà trổ mái tranh xuống bắt em bé tha đi. Cả vùng báo động khua thùng đánh mõ ầm ĩ đuổi theo. Trời sắp sáng nó bỏ xác lại bên bìa rừng. Anh em Binh công xưởng Bộ Tư Lệnh KHu 7 đóng quân gần đấy đến gặp gia đình, xin mượn xác em bé để gài bẫy báo thù và trừ hại cho dân. Phải thuyết phục mãi mới được, vì có người mẹ nào lại muốn cho con mình phải chết hai lần. Bốn quả mìn gài dưới xác, một trung đội súng máy phục kích xung quanh. Ba giờ chiều cọp ba móng mò ra. Nó lượn quanh xa xa ba vòng rồi bỏ đi. Chốc sau lại trở lại tới gần hơn, đi quanh ba vòng nữa, rồi ngồi im nhìn cái xác. Mọi người nén thở chờ xem nó giở trò gì. Đang ngồi im như tượng, bất thình lình nó nhảy vào vồ cái xác. Mìn nổ. Nhưng nó chỉ bị thương, bỏ xác chạy. Trung đội súng máy đuổi theo…. Nó trèo lên bờ, núp sau một gò mối. Đại liên, trung liên, các thứ súng đủ cỡ xả vào. Xác nó chồm lên ôm gò mối như còn sống. Lâu sau, biết chắc nó đã chết rồi anh em mới dám tới gần ( vì sợ nó giả chết). Xác nó để lên xe bò không đủ chỗ — loại xe bò miền Đông rất lớn — một phần đùi sau và cái đuôi thòng ra ngoài. Mổ bụng thấy trong bao tử cọp ba móng còn nguyên một bàn chân người lớn tím ngắt. Người gài mìn giết con cọp khủng khiếp này là đồng chí Nguyệt, một thương binh hỏng một mắt và cụt một tay, công tác tại Binh công xưởng Khu 7″ (5giay.vn). Nực cười là cả hai “đồng chí” phóng viên cọp miền Đông và Phan Đình Công đều ghi từ An Lạc? Vậy có mấy con cọp ba chân ở An Lạc? Nạn nhân cuối cùng bị cọp vồ là ‘chị Hồng ở ấp Đức Đạo” hay “một em bé gái độ mười bốn mười lăm tuổi, con một bà ở Suối Cá xã Mỹ Lộc ( Lạc An)”? Đội săn cọp mượn xác chị Hồng” hay “em bé gái để cài mìn”? Có hai con “cọp ba móng” ở Lạc An cùng một thời điểm hay chỉ một? Con cọp ba móng xơi “50 người” hay “128 người”? Cọp nào “tám người khiêng vẫn thấy nặng” và cọp nào “chất một chiếc xe bò không đủ”? Chuyện cọp này cũng… cọp tùm lum? Biết tin vào “đồng chí” nào đây “giời hỡi giời”? Hai chuyện kể nào để dành vào “Cá Tháng Tư” thì… hết xẩy! – “Cọp miền Đông năm ấy” bà Nguyễn Thụy Nga (vợ Lê Duẩn) kể, Trầm Hương ghi: “Trên đường đi, bà tụt lại, chậm dần vì kiệt sức. Một con cọp rằn ri nhảy qua mặt. Bà ngồi thụp xuống, lạnh toát người sợ hãi, chợt nhớ mình vừa đi qua ngôi mộ chôn anh bộ đội đang hành quân, vì dừng lại đứng tiểu mà bị cọp vồ. Có chị phụ nữ đêm giăng võng ngủ ở cơ quan, bị cọp nhảy vào nhà chộp bắt. Mọi người đuổi theo, mãi mấy ngày sau mới tìm được chiếc đầu của chị, đành chôn lại giữa rừng” (cand.com.vn). Bác này thuộc loại “chết hụt vì cọp” xem ra cũng phước đức mấy đời. Thường thường, cọp hay chụp con thú hay người đi sau chót. Cọp này chỉ nhảy qua mặt bác Nga chứ không tha đi là chuyện hy hữu trên thế giới cọp này. Con cọp này chắc cọp… không chột cũng đui. Lần sau, nếu chúng ta có lỡ.. gặp “ổng”, chúng ta cứ việc… ngồi thụp xuống là khỏi… “xác ở lại, hồn đi nhé”! |
– “Bẫy cọp” của Trần Tiên đã phản ánh qúa trình đấu tranh một mất một còn giữa làng và con cọp ba móng như đã thành tinh. Bẫy chông thuốc độc chẳng còn hiệu nghiệm. Người đặt bẫy cọp cũng đã rớt xuống đất làm mồi vì tiếng cọp rống. Đứa con gái thầy Cả Nhiêu được bỏ củi làm bẫy cọp vì cha mình giơ tay “biểu quyết” nhưng nó đã chết vì tiếng gầm của cọp. Cọp lại không bao giờ ăn thịt người chết. Cuối cùng, thầy Cả Nhiêu đã dùng thân mình làm “bẫy cọp”: “xác thầy Cả Nhiêu bị phanh thành nhiều mảnh nằm rải rác trên đám cỏ, bụi cây. Cạnh đó, xác ngài ba móng sùi bọt mép, mắt trợn ngược, nằm thõng thượt bất động… Bây giờ người ta mới biết… thầy dày công tìm tòi, chắt lọc, chưng cất một thứ độc dược nồng độ cao nhất. Thầy dẫn dụ ngài ba móng đến gần bằng tiếng đàn kỳ diệu của mình. Rồi đợi đến thời điểm quyết định nhất, ấy là lúc ngài đói mồi, liên tục quật đuôi phầm phập xuống đất, thầy ngửa cổ tu một hơi cạn chai độc dược cực mạnh và từ từ gục xuống… Chỉ đợi có thế, ngài ba móng lao vụt tới chồm lên người thầy, thả sức cắn, xé, nuốt…” (lmvn.com/truyen). Hy sinh con gái mình cho cọp? Một sư hy sinh vô nghĩa. Cả một cái làng bao nhiêu trai tráng, cuối cùng phải dùng “hạ sách” phi nhân. Người ta cười Việt Vương Câu Tiễn nước Việt hèn đến mức phải dùng “mỹ nhân kế” hy sinh Tây Thi để diệt Ngô Vương – Phù Sai. Người ta không đồng tình việc vua Trần Nhân Tông và Anh Tông hiền đức nhưng lại… tham chỉ vì hai Châu Ô và Châu Lý của Chiêm Thành mà phải hy sinh Huyền Trân công chúa. Nguyên Đế vì mối ban giao giữa Hán và Hung nô (Hồ) mà hy sinh Vương Tường – Vương Chiêu Quân. Đó là chuyện có thật. Còn truyện “Bẫy cọp” chỉ là hư cấu nhưng dùng người làm mồi cho cọp thật… khiếp!. Hy sinh mạng người cho thần, thánh (cúng nữ đồng trinh… ), vua, chúa (hỏa thiêu, chôn sống), cọp (cọp ăn) gì cũng bị coi là “tiền sử”, dã man cả. – “Cọp Bầu Lòng – Võ Tòng Tân Khánh” của Lưu Linh Tử kể về hai ông Ất và Giá đánh cọp: “cọp nằm ngửa. Theo mấy thầy nghề võ nói lại thì đó là miếng ” trâu vằng ” miếng tổ của cọp. Ai sơ xuất nhảy vào thì chết. Roi đánh vào thì bị cọp bắt roi, tiện dịp cho cọp đoạt roi, móc họng địch thủ. Ông Giá thấy cọp thủ thế trâu vằng. Ông cũng không thèm đánh nữa, đứng chống roi nghỉ cho khỏe. Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giá phá miếng nghề của mình và cọp cũng nghỉ mệt xong, hộc lên một tiếng rồi nhảy trở vô vòng chiến đấu. Ông Giá vung roi đánh tiếp… Lúc sau, cọp lại mệt bèn dùng miếng cũ, nằm ngửa thủ thế trâu vằng. Ông Giá chống roi đứng chờ tái chiến…Lần này, chờ cũng không thấy ông Giá phá miếng trâu vằng, cọp lại trở mình phóng vào vòng chiến đấu. Phen này ông Giá đánh rất kịch liệt, roi loang nghe vo vo, lúc đánh trật, roi lún xuống đất, bụi cát tung bay, và không bao lâu người ta nghe tiếng cọp rống thật to và vọt một cái ra ngoài vòng chiến toan chạy về rừng. Nhưng, người ta nghe cọp rống thêm một tiếng nữa to hơn và dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đang đứng bên xác cọp, cọp còn vặn mình sắp chết. Tất cả mọi người đều không thấy ông Ất đánh cọp. Nhưng ông Ất đã độ được đường rút lui của cọp, nên lúc cọp phóng vào rừng, hướng ông Ất đang đứng, ông bèn chống roi phóng mình ra chận đầu đánh một roi là cọp hết đường tránh né và chịu chết dưới ngọn roi ngàn cân của ông” (thaibinhthoiquan, chimviet.free.fr). Truyện này cho chúng ta chút kiến thức về cách cọp đánh và đánh cọp như thế nào nhưng có ai thấy cọp… nằm ngửa chờ địch thủ bao giờ? Nhưng có một loại cọp thích “nằm ngửa” chờ đợi… thiệt đó a! Cọp này không đập mà còn phải… cho thêm tiền mới ngon chứ! – “Cọp về làng” của Huỳnh Thạch Thảo hư cấu về chuyện cọp cái tìm về đồng để đẻ thì bị bắn và cọp chồng trả thù: “Tiếng nổ nhoáng nhoàng, âm âm bùng vỡ sau hai bóng đen phóng ra thì “pằng, pằng… canh canh canh” – Hai khẩu trung liên nổ dồn, quất rát xoáy tung đất cỏ lơ lửng trên caọ Con vật thứ nhất rơi xuống, bật dậy ngay lúc lảo đảo đã gầm thét: “um… um… um” vang vọng và như tia chớp nó lao vụt đi lúc con thứ hai bị hất ngược trở lại và khẩu súng trung liên điểm nhịp để nó gục ngã. Tất cả im lìm, nín thở chờ đợi con vật vấy máu vùng lên; nhưng không, với thân trước cúi gập trong tư thế quỳ lỗ chỗ đạn và chân sau gãy nát, nó đã chết. Và mọi người thêm một phen hoảng hốt kể cả đám lính đang ngồi thở phì phào phải bung mình nằm rạp khi thấy chiếc đầu ngọ nguậy cùng đôi chân trước gãy gập từ từ xòe rộng, bên trong chú cọp con lông còn ướt đang ngơ ngác bò ra ngóng mắt nhìn xung quanh. Mọi người ồ lên. Gã đồn trưởng quên cả sợ lao đến chụp vội khi nó còn nép sát bụng mẹ. Già Lê lại thì thào: “Rừng động, cọp về làng, kiếm chỗ đẻ, đâu ngờ….Mọi người sững người khi đồ đạc trong đồn vung vãi, những vũ khí từng làm kinh hoàng ngã chổng kềnh gãy gục. Tấm da con cọp mẹ vẫn đẫm máu bị xé nát tơi tả và sợi dây dù buộc cọp con bị giằng đứt đong đưa theo gió. Gã lính ngồi bệch bên ngoài buột miệng: “Thằng Thành vậy mà may, nó chở thịt xương về dưới phố, thoát – khi bọn này vừa nghỉ tay hút chưa hết điếu thuốc, nó đã xông vào quờ chân qua lỗ châu mai tát hụt ông đồn trưởng làm ổng bổ nhào, tụi tôi vơ súng nện loạn xạ rồi phóng ra ruộng, bỏ tất. Sau lưng, ông đồn trưởng tung lựu đạn nổ rền để cắm đầu lao theọ Dễ sợ, thà đi hành quân…”. Chiếc điện thoại cơ động F.M cong cần đang phát tín hiệu – Gã lính thông tin cầm lấy – Một chốc thì mặt tái dại quay lại nói với mọi người: “Thằng Thành bị cọp vồ chết ở chân cầu ngã ba làng…” (vantuyen.net). Bị giết và trả thù biết đến bao giờ? Truyện động lại trong chúng ta nỗi man mác, ngậm ngùi… – “Tấm da cọp” của Nguyễn Một kể về câu chuyện thằng bé Dần có tấm da cọp. Đó là tấm da cọp mà cha nó (Chín Tâm) tặng mẹ nó (Nồng) sau khi hạ con cọp hung dữ đã ăn thịt những người đi tìm trầm kỳ kiếm ăn trong rừng Dùi Chiêng (có phải Dùi Chiên thuộc xã Trung Phước, huyện Quế Sơn – Quảng Nam chăng?). Tấm da cọp ấy đánh đổi bằng máu thịt của Chín Tâm: “Lúc này cọp đổ vật xuống suối, tắt thở . Tuy nhiên những móng vuốt sắc nhọn của bàn chân trước cũng đã kịp cắm phập vào bả vai của anh kéo theo mảng thịt… Con cọp được xẻ thịt chia cho mọi người . Tâm được quyền giữ tấm da cọp theo luật của các phường săn . Các phường săn tôn vinh anh là thủ lĩnh của họ. Từ đó Tâm bỏ nghề tìm trầm và sống bằng nghề săn cọp, anh nhanh chóng nổi tiếng khắp vùng nhờ lòng can đảm và sự mưu trí. Khi núi rừng yên tĩnh trở lại, cha con cô Nồng đóng đủ số dầu rái và thả bè về xuôi. Chín Tâm tặng cho cô Nồng tấm da cọp đầu tiên mà anh săn được, tấm da ấy có người trả đến mấy lượng vàng, anh không bán . Về đồng bằng ít lâu sau cô Nồng sanh thằng Dần”. Thằng Dần đi tìm cha nó và hai mươi năm rồi nó vẫn không trở về. Căn nhà xưa chỉ còn mẹ nó và… tấm da cọp. (thuvien.maivoo.com). Truyện cảm động dù cho có tìm cách lồng vào lý do vì sao cọp ăn thịt người: “Trước đây cọp không ăn thịt người, chỉ từ hôm máy bay Mỹ ném bom xuống núi Chúa làm chết cả buôn làng người dân tộc, cọp ăn thịt, bén mùi mới săn người” .Cũng như hai truyện “Cọp ba móng” ở trên, tác giả vẫn cứ lý giải vì máy bay Pháp bắn bừa bãi, xác “địch” đầy núi không kịp chôn, không kịp lấy nên cọp ăn xác người quen mùi nên ăn thịt. Đây là lý giải theo kiểu thêm chút “đánh Pháp, đánh Mỹ” vào thì truyện mới sống kiểu văn học cách mạng từ 1945 đến nay. Loại văn học này không thể có tính thời gian! Lạ thay! Chẳng có một truyện nào về cọp ăn thịt người là do… lính Trung Quốc giết người 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979 – 1984? Phải chăng mảng văn học về một sự thật lịch sử này không bén rễ nổi trong văn học cách mạng Việt Nam? – “Người đàn bà tuổi Dần” của Nguyễn Khắc Phước (ngkhacphuoc.vnweblogs.com): Kể chuyện về người đàn bà tuổi Dần tên Lê Thị Đảnh sống trong thời kỳ bao cấp nghèo khổ với cái gọi là “hợp tác xã” (vòng công đổi công): “Trai gái trong làng cỡ tuổi tôi lần lượt lập gia đình hết, riêng tôi không ai ngó ngàng đến vì họ sợ tuổi Dần. Tôi ghét thằng cha nào ngày xưa bày đặt bắt con người phải cầm tinh con vật. Con người mang tuổi vật vậy con vật mang tuổi gì? Cái thời con người và con vật sống bên nhau ấy đã xa lắc xa lơ rồi. Ngày xưa thời còn ăn lông ở lổ, cọp nhởn nhơ đầy rừng và giết người lấy thịt, còn bây giờ người ta giết cọp sạch trơn, chẳng thấy một con, thế mà con người vẫn sợ cọp, đặc biệt là cọp cái, mới lạ“.. Cô ăn cắp lúa lép cho vịt ăn bị Sáu Dư (vợ hai con) đội trưởng bắt được. Thị cởi quần vu oan Sáu Dư hiếp dâm nên Sáu Dư bỏ chạy. Với quan niệm “Tôi nghe như mở cờ trong bụng, làm thinh giả bộ không nghe, đoán biết hắn đã thấy cái gì hôm đó rồi, mà thấy thì không thể không thèm. Hắn cũng tuổi Dần như tôi, mà cọp thì thường trở lại bắt con mồi vồ trượt“, thị Đảnh “chủ động” với Sáu Dư. Việc bị vợ Sáu Dư phát giác. Sáu Dư mất chức nên bỏ đi sau đó trở về với tấm “thân tàn”. Vợ Sáu Dư có mang nhưng không phải con của Sáu Dư. Người đàn bà “tuổi Dần” vì “ăn cắp thóc lép cho vịt ăn” mà “chủ động” làm tình kiểu ấy thì thành “tuổi Dê” mà không biết “tủi Hổ”. – “Huyền thoại về con cọp trắng” của Hồ Tĩnh Tâm (hotinhtam.vnweblogs.com): Chuyện kể về dân Nghi Hồng thường đi cửi trên núi Cấm có nhiều cọp. Cô Mùi đẹp nhất làng đi lấy củi rồi mất tích. Sau đó, làng mất nồi niêu và bố cô Mùi ban đêm nghe tiếng kêu cứu và thấy bóng trắng. Ngỡ là ma nên dân làng phục kích bóng trắng và bắn cung. Khi đuổi tới núi Cấm theo dấu máu, họ tìm được cái hang. Vào trong hang thì thấy cọp trắng sắp chết. Trong tay cọp là hai mẹ con cô Mùi. Cọp trắng thấy người đến thì liếm vào trán đứa bé mới sinh rồi chết. Chuyện người lấy cọp ở trên giống như người lấy chồn hay giống rồng lấy giống tiên như trong “Lĩnh Nam chích quái”(của Trần Thế Pháp do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại) chẳng bao giờ có thật nhưng để cho chúng ta khái niệm một ý nghĩa dù vật hay người cũng đều là sinh vật sống: Biết cảm xúc và có trách nhiệm. – “Chuyện cọp ở Quảng Nam”: Có ông Xã Nhược đánh hai cọp chết nhăn răng hay cọp An Bằng, Đại Lộc do Nguyễn Hữu Đăng Đạt kể (scribd.com). Cọp làm người ta sợ rồi thờ cúng khắp nơi, cũng như từ xưa hễ ai bị xe cán chết nơi nào là lập miếu thờ nơi ấy. – “Cọp Mường Hịch” (Phía sau bài thơ Tây tiến): Nhạc sĩ Quang Vinh (con trai nhà thơ Quang Dũng) kể rằng cha mình cứ bần thần với câu thơ: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” nên hỏi con trai. Quang Vinh: “ra vẻ con nhà nòi…“phán” bừa một câu rằng: “Con thấy câu Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người nghe nó cứ “chối” thế nào. Hay bố thay cái địa danh khác vào nghe cho nó hợp chứ Mường Hịch nghe nặng nề quá”… Mãi về sau ông Vĩnh mới vỡ lẽ ra cái sự ngần ngừ không ổn ấy bắt nguồn từ một nguyên do, Mường Hịch còn là một địa danh gắn liền với kỷ niệm bất ngờ của cha mình. Trong một lần hành quân, đoàn quân Tây tiến đã dừng chân ở Mường Hịch, gần sông Mã. Người dân nơi đây kể cho Quang Dũng về một con cọp đã thành tinh chuyên bắt người ăn thịt. Rất nhiều dân lành đi rừng đã bị con cọp này vồ mất xác. Thấy bộ đội có súng nên một số người dân ngỏ lời nhờ bộ đội Tây tiến diệt trừ giúp. Vốn là người gan dạ, khỏe mạnh, mới nghe thế máu mã thượng trong người Quang Dũng đã bốc lên. Ông gọi một số anh em trong đơn vị lại rồi lấy một con lợn trói tại gốc cây làm mồi bẫy, còn bản thân cùng anh em chia nhau nấp đợi hổ về. Nửa đêm, dân làng nghe thấy mấy tiếng súng vọng lại từ rừng già, rồi sau đó là tiếng hổ gầm điên loạn, gần sáng thì thấy Quang Dũng dẫn đầu một tốp bộ đội hớn hở tìm về, người ngợm ướt đẫm sương. Mãi sau này người ta mới biết, lúc bị thương con hổ điên cuồng chống trả, Quang Dũng phải nổ mấy phát súng mới kết liễu được nó. Vậy mà cái địa danh đáng nhớ ấy, suýt nữa thì ông Vĩnh cắt mất của cha mình” (hungyen24h.vn). Cọp làm người ta mếu máo nhưng cọp cũng mang lại cho người “nụ cười hơn mười thang thuốc bổ“.
– “Cọp xay lúa”- Bác Ba Phi (xitrum.net): Một con cọp cái rình anh nhà quê xây lúa. Anh nhử cọp bắt được nó và bắt nó xây lúa tối tăm mặt mày. Khi người vợ thương tình cọp cái có mang nên bảo chồng tha. Được thoát nạn, cọp cái mất hồn nên nhảy vào rừng trốn mất dạng! Truyện cười ẩn chứa “lòng trắc ẩn” của con người. – “Đổ nước sôi lên đầu cọp” trong “Cọp trong truyện dân gian Nam Bộ”: Kể về người phụ nữ tạt nước sôi lên đầu cọp mà không biết đó là con cọp. Khi biết đó là cọp, chị mất hồn vía và trách ông anh chồng không nói cho mình biết: “Ông anh chồng biết rõ nếu nói là cọp thì người em dâu sẽ mất bình tĩnh, có khi lâm nguy nên gạt: ‘Thiếm có thấy con chồn trên bờ rạch không” và biểu lấy nồi nước sôi đổ lên đầu nó. Vốn chưa bao giờ gặp cọp, gặp chồn không biết nó là giống chi nên người phụ nữ nọ mới làm y như lời dặn, và kết quả con cọp bị phỏng nước sôi, ù chạy. Câu chuyện kết luận theo kết cấu tiếu lâm “Hồi nảy nếu tui cho thiếm biết là cọp thì thím đâu có can đảm mà vụt nước sôi lên đầu nó”. (vn.myblog.yahoo.com). Đây cũng giống như chuyện: – “Đánh cọp tưởng chó” trong dân gian: Hai anh chàng cùng sợ cọp nhưng chưa bao giờ thấy cọp, lên rừng bứt mây. Vừa tới bìa rừng thì thấy con chó rượt một ông làm rẫy chạy có cờ. Hai anh chàng sẵn hai cây đòn gánh gánh mây bèn lao vào chặn cọp và quất tới tấp. Con “chó” kinh hãi vì bị đánh bất ngờ nên hoảng sợ và đâm đầu bỏ chạy. Ông làm rẫy thoát chết, mặt mày tái ngắt như trái mồng tơi, mồm lập bập cám ơn hai chàng hiệp sĩ võ nghệ cao cường đánh… chó: “Không có hai chú em thì tui đây bị… cọp ăn thịt rồi!“. Nghe ông già nói con chó vừa rồi là cọp, hai anh nọ run cầm cập và… vãi ra quần”. Truyện cười thú vị rằng nếu chúng ta thật bình tĩnh thì gặp sự cố nào cũng có thể hóa giải kể cả gặp cọp. – Tuột da lão Hảo“: “Ở các nơi gần rừng núi, cọp thường ra chơi cùng các em mục đồng. Ðôi bên coi nhau như người trong tứ hải, có gì ngon đều chia nhau. Một hôm em bé chơi nghịch lấy tay bóp dái cọp chúa đàn. Ðau điếng ruột, cọp thét lên một tiếng, bỏ chạy về núi một hơi. Cả bầy thất kinh, ùn ùn chạy theo hết. Từ ấy không còn dám làm thân cùng người nữa, và hễ thấy người thì nguýt một cái rồi tránh xa. Cọp hiền là do thủy thổ. Cũng như người, cọp “dĩ hòa vi quý”. Bởi vậy, tuy xứ nhiều cọp, cổ nhân vẫn xem mặt đặt tên: Khánh Hòa. Vì cọp hiền nên Khánh Hòa ít bị hổ hoạn. Năm khi mười họa, nếu có kẻ bị rủi ro thì tiếng đồn khắp tỉnh. Như ở Vạn Ninh, ngày xưa có một ông tiều tục gọi là lão Hảo, bị cọp tại đèo Dốc Thị chụp tuột da đầu. Nếu sự việc xảy ra ở Phú Yên hay Bình Ðịnh, thì rồi là rồi, vì thường quá. Nhưng ở Khánh Hòa, cọp chụp người là chuyện hi hữu, nên địa phương mới có câu “Tuột da lão Hảo”, truyền cho đến ngày nay” (“Xứ Trầm Hương” – Quách Tấn). Không phải chỉ cọp Khánh Hòa hiền, nước non Khánh Hòa linh thiêng, người Khánh Hòa hồn nhiên mà ngay cả đến sóng thần, gió, bão, lũ lụt tới Khánh Hòa cũng… nghiêng về các nơi khác! Nhưng, đó cũng chẳng lấy làm vui vì hàng xóm láng giềng ta “lãnh đủ” thì ta đây nào có giấc ngủ ngon lành! Ước sao, hơn 85 triệu người Việt Nam trong 58 tỉnh và 5 thành phố lớn của ta đều… hiền như… cọp Khánh Hòa để thiên tai có đến cũng… biến thiên vào nơi vô tận…
– “Thần Hổ” của Tchya (Đái Đức Tuấn – Mai Nguyệt): Gồm 3 chương (Biệt cố hương, Ma trành và Báo phục): Truyện kể về ba cha họ Đèo ở huyện Thạch Thành hợp tác đánh hổ khiến nó bị thương trầm trọn chạy trốn mất dạng. Sau đó đứa con trai đi ăn cổ mất tích: “Sau ba ngày tìm kiếm, Lầm Phá thấy xác anh nằm trong khe đá, bên cạnh một dòng suối nhỏ, thân thể bị nát bét, ruồi bọ bâu đầy, mùi hôi thối xông lên sặc sụa, ngạt mũi. KHi khám tử thi, Phá rất lấy làm kinh ngạc. Áo Mãnh vẫn còn lành lặn y nguyên, không rách. Chỉ có quần thì bị cắn nát, tơi tả ra từng mảnh, để lộ nửa người dưới ra ngoài. Nhờ sự rách quần ấy, Phá nhận rõ thấy anh mình bị một loài gì cắn mất hạ bộ. Và không những thế, sau khi vạch làn tóc rối loà xoà phủ kín mặt người chết, Phá lại nhận thấy Mãnh bị mất con mắt bên trái, ai đem móc ra và vứt đi tự bao giờ… Ông đoán không sai chút nào. Quả nhiên, con ác thú gần thành tinh kia chưa chết. Nó tuy bị một phen đau đớn cực điểm – mù một mắt, gãy hai ba cái răng, cụt mất dương vật và sứt mất mũi, – song nó khoẻ lắm, nó chống cự rất hăng hái với tử thần, với thương tích, nó chạy vào một khe núi sâu thẳm nằm dưỡng bệnh, nó cố bám lấy sự sống… Mỗi một con vật – không ai bảo mà biết – lại có riêng một thứ lá để dùng những khi có tật bệnh. Những thứ lá ấy toàn là vị thuốc rất nghiệm, rất hay. Người Mường tò mò đi theo vết chân khỉ đi hái thuốc, có tìm được một vài thứ lá ấy. Vì thế nên khoa thuốc Mường có nhiều môn bí hiểm nhưng rất tài tình. Nói tóm lại, con mãnh hổ xám kia nhờ được “hiền thê” nó săn sóc cho khỏi chết. Cũng là bởi số nó chưa đến ngày đoạn tuyệt, hoá nên quỷ thần xui khiến vợ nó không thè lưỡi liếm vào những vết thương của nó, nếu không tất nó bị gai lưỡi làm cho thối gia thối thịt mà thiệt thân, không tài gì cứu chữa được nữa. Con hổ xám phải nằm dưỡng bệnh trong hang mất hơn năm tháng. Qua khỏi cơn hoạn nạn, nó lại khoẻ mạnh như thường, nhưng nó đâm ra tàn ác không biết thế nào mà kể” (dactrung.net). Khi nào chúng ta bệnh, không cần đi bác sĩ, chỉ cần chịu khó lên nhà rông bản Mường năn nỉ họ chỉ dùm vài lá thuốc. – “Con sâu, râu cọp”: “Cách nay lối trên 90 năm, tại phía bắc giữa lưng chừng đèo Bánh Ít có gia đình vợ chồng nông dân và đứa con trai lối 12 tuổi. Năm đó với số tiền dành dụm mấy năm, họ thuê một toán thợ mộc cất nhà. Thợ mộc đến ở tại chỗ và chủ phải bao ăn uống cho đến khi xong việc. Trong thời gian thợ dựng nhà, thỉnh thoảng vài ba ngày chủ nhà làm con gà lớn đãi ăn, nhưng lần nào cũng vậy chỉ dọn lên vài dĩa nhỏ lối nửa con gà. Thợ lấy làm lạ không biết số thịt gà còn lại để làm gì mà không thấy vợ chồng chủ nhà ăn. Thắc mắc của họ được giải toả nhân một hôm vợ chồng chủ nhà có việc phải đi vắng một buổi. Đám thợ để ý lúc gần trưa thấy con trai của chủ nhà xách một gói bao bọc kỹ, ngó trước ngó sau rồi đi ra phía chân đèo sau nhà. Hai người thợ lén theo sau đứng rình. Thằng bé đến gần một gốc cây lớn khuất sau một hòn đá, cúi xuống kéo tấm mê tre trên phủ đầy lá khô qua một bên, rồi dở nắp miệng hầm nhỏ trút gói đồ xuống và đậy nắp lại. Hai người thợ liền chặn thằng bé lại hỏi thì nó ú ớ không nói ra lời, mặt nó tái mét. Dỡ nắp hầm ra, nhìn thấy một con vật lớn bằng con heo con, mình đầy lông, đang ăn thịt gà sống của thằng bé vừa trút xuống. Họ báo tin cho thợ trong nhà ra xem, biết đó là con sâu râu Cọp của vợ chồng chủ nhà nuôi để làm thuốc hại người, một việc làm vô nhân đạo mà chính quyền cấm. Đám thợ lấy nước sôi đổ xuống hầm giết con sâu, một mặt cho người đến báo cáo với Phủ Bình Khang (huyện Ninh Hoà ngày nay). Khi lính phủ đến bắt con vật lên thì đó chính là con sâu râu cọp thật to gần bằng bắp chân, mình đầy lông dài. Vợ chồng chủ nhà bị bắt. Với tang chứng rành rành không chối cãi được, phủ Bình Khang kết án người chồng mấy năm tù” (Nguyễn Man Nhiên web đd). Con râu này mà xổng hầm thì… tui chạy trước a! Con sâu này theo các “tác giả” trên: “Họ lấy râu mép của cọp cắm vào mụt măng tre một thời gian sanh ra con sâu… Cứt sâu phơi khô tán thành bột, dùng đầu móng tay chấm và bấm vào các thứ trái cây không có vỏ cứng hoăc lén bỏ vào khạp nước của người khác. Ỏ thôn quê nhà nào cũng có khạp nhỏ đựng nước ngọt để trước hiên, người nhà dùng và cho người qua đường uống giải khát. Họ chế thuốc giải độc, đưa cho người tin cẩn bán đắt tiền, không ai biết họ là tác giả“. Cách “hạ độc” đã được báo chí đăng: “Khoảng năm 1950, một tờ báo hằng ngày ở Sài Gòn, tờ Sài Gòn Mới, đăng tin tại vùng nông thôn tỉnh Khánh Hòa có người làm thuốc độc hại người, bằng cách lấy cứt của một loại sâu lạ, phơi khô, tán thành bột, dùng đầu móng tay chấm bột đó vào trái cây. Họ đến các chợ, ghé vào dãy gánh trái cây giả vờ lựa mua rồi thừa dịp bấm đầu ngón tay có thuốc bột đó vào trái ổi, xoài, mận, vú sữa, đu đủ chín, thanh long… Ai ăn nhằm nhiều trái cây kể trên có thể chết ngay, ăn ít thì bị ho dữ dội dây dưa lâu ngày rồi cũng chết, chỉ có thuốc “giải” của người làm chất độc bào chế mới trị dứt chứng ho được”. Chiêu này cũng giống như chiêu “Đại dịch cúm H1N1” nhưng chẳng biết “tiên sư cha” đứa nào là tác giả mà… “tát tai”?! – “Con sâu đỏ”: Theo Lâm Chương kể về một người hầu cận “Bác Hồ” tên là Hai Say Lâm Say kể chuyện mang nước cho “Bác” rửa mặt, nhặt một cọng râu của “Bác”: “Họ nhét râu cọp vào mụt măng…. Lâu ngày, sợi râu sẽ hoá thành con sâu màu đen. Cứt của con sâu này là một thứ thuốc độc ghê gớm. Chỉ cần cho một viên cứt sâu nhỏ bằng đầu cọng tăm vào lu nước. Ai uống phải nước này, sẽ ngả ra chết liền…. Cậu nhốt nó trong một chiếc hộp nhỏ, đi đâu cậu cũng mang theo bên mình. Nhưng nó không chịu ăn, lừ đừ gần chết, cậu không biết làm sao để có thể nuôi nó lâu dài. Có lần, cậu vô ý làm đứt tay, một giọt máu tươi rớt vào trong hộp. Nghe mùi tanh của máu, nó như được hồi sinh và hút sạch giọt máu. Thế là cậu khám phá ra, con sâu đỏ này chỉ có thể nuôi bằng máu.” “Cậu làm sao đủ máu mà nuôi nó hoài?” Anh tôi hỏi. “Phải có cách chứ. Ðâu thể trích máu của cậu mãi được. Ði với Bác lâu ngày, cậu cũng khôn ra. Nghĩa là tận dụng mọi thứ chung quanh, mà không hề làm tổn hại đến mình. Cậu bắt con đỉa hút no máu con trâu. Xong cậu cho con đỉa vào hộp. Con sâu đỏ hút lại máu từ con đỉa…. Mãi sau, có người biết được, tố giác chuyện này lên Bác Hồ. Bác ra lệnh tịch thu con sâu đỏ. Cậu giao nạp con sâu, nhưng vẫn còn sợ bị khép tội ăn cắp râu Bác Hồ, nên trốn về, không theo cách mạng nữa… Mùa Xuân năm Ất Mão, tôi tơi tả trở về làng cũ. Cậu Hai Say bây giờ, đã già lắm rồi. Cậu bảo: “Hãy chạy đi.” Tôi hỏi: “Sao cậu không chạy?” “Với số tuổi của tao, bỏ thây không tiếc,” “Cậu thường hay nói chơi. Không biết lần này cậu nói chơi hay nói thật. Nhưng đất nước vừa chấm dứt chiến tranh, không ở lại mà hưởng thái bình, còn chạy đi đâu?” Cậu ngước mặt lên trời, than: “Người ngu mắc nạn, thường hay đổ thừa cho thiên mệnh.” Mười năm sau nữa, tôi ra khỏi tù, lại trở về làng cũ. Nghe nói, cậu Hai Say được cách mạng mời đi dự tiệc mừng Ðại Thắng Mùa Xuân. Và cậu đã chết ngay sau khi rời khỏi bàn tiệc. Tôi chợt nghĩ đến con sâu đỏ. Chẳng biết cái chết của cậu, có liên quan gì với cứt của loài độc vật này hay không?” (greenspun.com). Chuyện này không có khoa học kiểm chứng. Coi chừng “giả lộng thành chơn” a! Tác giả bài này mà xuất đầu lộ diện thế nào cũng bị công an “bẻ tay, bẻ chân, bứt tóc, móc con mắt”… chơi!
– “Truyền thuyết về ông Ba Mươi và tục thờ Thần Hổ”: Do Gia Long lập để nhớ ơn cọp nuôi mình lúc bị Tây Sơn theo đuổi. Khi thôn tính Tây Sơn: “vua ban lệnh cấm giết hổ. Nếu kẻ nào lỡ tay giết chết hổ thì bị phạt ba mươi trượng. Còn nếu bắt sống thì được thưởng ba mươi quan tiền. Cũng vì lệ này mà hổ còn được gọi là Ông Ba Mươi”. Có lẽ vì cọp ăn thịt người nhiều qúa thành yêu qủy nên dân gian mới thần thánh hóa như thế. Khi dân gian sùng bái người nào họ đều phong Thánh cho người đó. Lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhân vật “hiển thánh” (chẳng ai thấy) và cọp có “cọp hiển linh” (chỉ tin đồn). – “Cọp ba chân đi tu”: Ở Suối Đổ huyện Diên Khánh (Khánh Hòa). Gần đây, những người lên núi để chữa bệnh đều kể rằng có thấy bóng cọp hiện về nhưng chẳng làm hại ai. Cọp hung dữ mà cũng biết lắng nghe lời Kinh, hiền theo tiếng Mõ. Những kẻ ác cũng tới lúc phải “bỏ đao thành Phật”, dứt “tâm hổ”, xóa “tâm xà” là chuyện nên làm cho nhân loại hưởng cuộc thái bình.
– “Tinh thần tàn phế”: “Một người đi dạo trong rừng, thấy một con chồn cụt mất bốn chân. Anh tự hỏi làm sao nó có thể sống được. Bỗng anh thấy một con cọp đi đến, miệng ngậm mồi. Cọp ăn xong, để lại chút ít cho con chồn. Và cứ thế ngày này qua ngày khác, con chồn sống nhờ vào con cọp. Người ấy suy gẫm về sự quan phòng và tình yêu thương chăm sóc bao la của Thiên Chúa, rồi nghĩ: Tôi cũng vậy, tôi cũng sẽ nằm trong một góc nhà và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa để Ngài lo liệu mọi thứ cần thiết cho tôi… Anh làm như thế trong một tháng và rơi vào tình trạng dở sống dở chết. Một hôm, anh nghe có tiếng nói: “Này con, con đang đi trên con đường lầm lạc. Hãy mở mắt ra để nhìn sự thật! Hãy noi gương con cọp chớ đừng bắt chước con chồn!” (Theo Anthony de Mello) Nguyễn Bửu Đồng (tiengnoigiaodan.net). Mọi thuộc tính xấu tốt đều có hai chiều tương tác. Noi gương con cọp nghĩa là “thảo ăn”. Tính “thảo ăn” này có được cũng nhờ có người ăn, mình mới được chữ “thảo” chứ? Có người cho thì phải có người nhận. Có người hút, chích xì ke thì phải có người trồng cần sa, vận chuyển heroin chứ? Không có người trồng thuốc lá sao có người mua? Có người mua phải có người bán chứ? Không có mấy đại gia cọp muốn bổ “cái kia” sao có chỗ “hầm thai nhi”, chế “cao hổ cốt” cho loại người cọp đó xơi? Không có kẻ mua dâm sao lại có loại bán dâm? Ngược lại… Vậy, chúng ta không nên học cả hai gương cọp và chồn. Thảo ăn, tốt bụng không dành cho người làm biếng như chuyện “Ve và Kiến” của La Fontaine. – “Sư tử, con Lang và con Hổ” (La Fontaine): Sư tử bị bệnh đau phong thấp bèn cho truyền các quan tìm lang y. Ai cũng tới chầu duy có con Hồ không thèm tới. Con Lang bèn xàm tấu. Con Hồ phải vào chầu vua Sư tử nhưng hiến kế lột da con Lang để trị bệnh. Con Lang muốn có tên trong sử sách nên chịu phép cho Sư tử lột da Lang may áo, thịt nướng chả ăn. Ngụ ngôn của truyện ám chỉ bọn quan lại triều đình nói riêng, nhân loài nói chung hễ có dịp là tìm cách giết hại lẫn nhau. Nhà Tây Sơn sau khi vua Quang Trung mất, con là vua Cảnh Thịnh non người, bé trí tin dùng Thái sư Bùi Đắc Tuyên nên triều đình lâm vào cảnh giết hại lẫn nhau dẫn tới nạn “diệt chủng tộc Tây Sơn” của Nguyễn Ánh. – “Người giết cọp” (La Fontaine): Có người thợ vẽ bức tranh về một người nhỏ bé mà giết con cọp to lớn nên ai nấy đều “tấm tắc ngợi khen tài“. Con cọp đi ngang qua thấy được. Nó vừa ngẫm ra người khỏe hơn cọp nhưng chê người thợ vẽ “điêu” và giá mà cọp biết vẻ, cọp sẽ vẽ tuyệt hơn và thật hơn. Vẽ như thế là “giết con cọp” lần thứ hai theo nghĩa ẩn dụ. Ý nói ngòi bút cũng biết “hoán đổi” “giả lộng thành chân” như cuộc đời. Vẽ tranh thêu dệt đều có thể cứu người và giết người. Giống như về cái mụt ruồi. Đời Hán có nàng Chiêu Quân vì không chịu đút lót cho tên họa sĩ Mao Diên Thọ nên hắn vẽ nàng thành người xấu xí khiến nàng không được vua để mắt tới. Tương truyền, Mao Diên Thọ khi vẽ Chiêu Quân đã ra tay ác điểm thêm trên mặt Chiêu Quân một nốt ruồi “thương phu trích lệ” (sát chồng) nên nàng vua bỏ rơi. Tự dưng sinh ra “coi tướng mụt ruồi” làm bao nhiêu kẻ ế chồng, ế vợ, tai tiếng, đau buồn hay hổ phận cũng vì mấy lão/bà thầy bói ra ma này ra cả. Ví dụ như nói mụt ruồi (đỏ hay đen) cũng không nên mọc trên mặt? Trời! Cha sinh mẹ đẻ ra thế chứ cái mụt ruồi nó biết chọn chỗ mọc ư? Theo khoa học, nốt ruồi là những u tế bào hắc tố lành tính có nhiều màu và ở trong thời kỳ “núi lửa đã ngủ yên”, chúng ta không nên chọc núi lửa sống dậy trừ khi các nốt ruồi này bỗng dưng “thay hình đổi dạng” khác thường thì nên cắt bỏ bởi bác sĩ chuyên nghiệp trị… ruồi! Còn đẹp hay xấu vì mụt ruồi đã có câu chống lưng “Cái nết đánh chết cái đẹp“. Đẹp mà tài hèn, đức mọn thì đẹp chỉ còn là miếng mồi con cho lũ… cọp đực mà thôi! Đây là truyện bằng thơ của La Fontaine, chúng ta có thể tìm hiểu nguyên bản ở phần “Thơ về cọp”.
– “The Jungle Book” – Joseph Rudyard Kipling (Nobel Prize in Literature 1907) – MacMillan – 1894: Chuyện về Mowgli – cậu bé rừng xanh mồ côi cha mẹ và được bầy sói nuôi và được bảo vệ bởi Bagheera – báo đen và Baloo gấu heo chống lại Shere Khan (cọp Bengal) hung dữ và trở về nơi loài người cư ngụ. – “Life of Pi” của Yann Martel (Giải Man Booker – Man Booker Prize): Kể về cậu bé Piscine Molitor Patel (Pi). Trong lần chuyển vườn thú tới Canada, cậu lạc mất gia đình. Pi sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal – Richard Parker, một con hải cẩu, đười ươi và ngựa vằn. Cả hai (chỉ còn Pi và cọp) trải qua một chuyến lênh đênh nguy hiểm để có thể trôi dạc vào bờ biển lạ. – “Bạch Hổ tinh quân“: Tiểu thuyết kiếm hiệp của Ưu Đàm Hoa (Trung Quốc). – “Tám Nghệ vào hang cọp” của Nguyễn Hùng (Nxb Hachette – 1977) một chương trong “Bảy Viễn, Le Maitre de Cholon của Pierre Darcourt“: Hang Cọp ở đây là chỗ nguy hiểm của hoạt động tình báo thời chiến tranh ở Việt Nam. – “Of Tigers and Men” (Hardcover – 1997).– “The White Tiger”: (Cọp Trắng) của Aravind Adiga (giải Man Booker 2008): Nhân vật chính là Balram. Hắn từ một con gà trong “chuồng gà” tăm tối thoát ra ngoài bằng lối giết người để trở thành con cọp trắng (balram). Qua qúa trình tự giải thoát của nhân vật này, bộ mặt thật của xã hội Ấn Độ đã được phơi bày trước ánh sáng. Ở Việt Nam ta, khi nào có một cuốn tiểu thuyết “Cọp mun” để nhân vật từ “chuồng cọp” trở thành cọp đen (black tiger) đủ sức phơi bày một xã hội Việt Nam đang chìm ngập trong thời kỳ suy thoái đạo đức? Những tác phẩm này không thể sinh ra nếu còn nhiều đao phủ như trong “Sư tử, con Lang và con Hổ” của La Fontaine. – “Hổ Trướng Khu Cơ” của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ với chủ đề quân sự học dạy các tướng lĩnh ở miền trong (chúa Nguyễn). Nó giống như “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hay “Tâm thư” của Gia Cát Lượng Khổng Minh hoặc “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ và “Tôn Tẫn binh pháp” của Tôn Tẫn… Những ai muốn giữ nước hay làm “cách mạng” nên luấn luyện “tướng sĩ tượng xe pháo mã” học theo cách hành binh này nhưng cẩn thận với “atom bomb” (bom nguyên tử) của khoa học gia Mỹ Robert Oppenheimer và “thermobaric bom” (bom áp nhiệt) của nữ khoa học gia Việt Nam Dương Nguyệt Ánh. May thay, bom khinh khí (thermonuclear weapons) mạnh gấp trăm ngàn lần đã không được tung ra, nếu không, tướng sĩ có thông thạo hết tất cả binh thư quân sự của thế giới cũng… “ngàn thu vĩnh biệt bất tái lai”! – “Tyger Tyger“ của Michael Hyde viết về cầu thủ bóng đá Johnny Carbone người Úc nổi tiếng giỏi như… cọp! – “Hồi ký Bí Mật Trầm Hương” – Huyền Long – Hồng Thị có một chương kể lại qúa trình mưu sinh của mình (từ một anh văn công phục vụ Cộng Hòa trở thành di dân “Kinh Tế Mới” ở Khánh Vĩnh) đi tìm Trầm – Kỳ ở Khánh Hòa gặp… mấy ổng! Trong di sản văn học nhân loại, mảng “văn học cọp” cũng lắm điều thú vị, nhiều cái ngẫm suy… III. Cọp trong văn học:
– “Nhớ rừng” của Thế Lữ: Nguyễn Thứ Lễ (1907 – 1989) là một trong trong những cây bút chủ lực của báo Phong Hóa (Tự Lực Văn Đoàn). NHỚ RỪNG Tặng Nguyễn Tường Tam (Lời con hổ ở vườn Bách thú) (“Mấy vần thơ” – Nguyễn Thế Lữ, Tự Lực Văn Đoàn – 1935?- 1941?) Tiếng nói của con hổ bị nhốt trong tù tiếc thời “oanh oanh liệt liệt” ứng vào các anh hùng hào kiệt cũng một thuở “liệt liệt oanh oanh”. Tiếng nói của con hổ trong tù cũng chính là tiếng nói đòi tự do. Môi trường nào, con vật đó, con người đó! Phải chăng tự do chỉ còn là tiếng “cuốc vọng năm canh” cho mọi kiếp đời “Quẩn quanh hai thước rưỡi tưởng tự do? Vách làm áo ngày đêm thân trong rọ”? Về “giấy khai sinh” của “Nhớ rừng”, có ý kiến cho rằng: “Thế Lữ chỉ có thi phẩm độc nhất là “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935, rồi do nhà Đời Nay Hà Nội tái bản dưới tên ” Mấy vần thơ tập mới” năm 1941; năm 1962 lại được tái bản kì nhì tại Saigon. Bài thơ ” Nhớ rừng” được tác giả sáng tác năm 1936. Vậy, bài thơ này in trong tập thơ ” Mấy vần thơ tập mới”, xuất bản năm 1941″(vn.answers.yahoo.com). Như vậy, theo ý kiến trên, “Nhớ rừng” không có trong ‘‘Mấy vần thơ xuất bản năm 1935″ bởi vì “Nhớ rừng’ được tác giả sáng tác năm 1936″ nghĩa là ra đời sau “Mấy vần thơ” một năm. Trong “Việt Nam thi nhân tiền chiến“, Nguyễn Tấn Long ghi rõ năm 1936 nhưng với “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh – Hoài Chân chỉ ghi: “Mấy vần thơ tập mới” mà không có năm sinh. “Bách khoa toàn thư” có ý kiến rằng: “Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. TờNgày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936 trên báo Ngày Nay, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo…. Bài thơ Nhớ rừng gây tác động mạnh mẽ lên công chúng, cùng các bài thơ nổi tiếng khác sau đó như Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo thiên thai…, được đăng trên Phong hóa, sau này được tập hợp lại trong tập thơ đầu tay Mấy vần thơ (1935) đã góp phần đem lại thắng lợi hoàn toàn cho phong trào Thơ mới, cũng như đưa ông trở thành một nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới thuở ban đầu” (vi.wikipedia.org). Như vậy, “Nhớ rừng” làm trước 1936 – không thể trước năm 1932 vì năm 1932, ông mới nhập vào Phong Hóa nên mới có chuyện “sau này được tập hợp lại trong tập thơ đầu tay Mấy vần thơ (1935)”. Thật là nghịch lý, cũng cùng web này, họ viết: “Trước khi về Hải Phòng, Thế Lữ làm người sửa bản in cho báo Volonté Indochinoise (Ý muốn của Đông Dương), thường đi làm qua Vườn bách thảo Hà Nội, thời gian này ông đã viết bài thơ nổi tiếng. Nhớ rừng. Sau khi trở về Hải Phòngđược mẹ cho dựng một căn nhà lá cạnh Đồ Sơn để chữa bệnh, Thế Lữ bắt đầu tập trung vào viết văn và làm thơ. Một trong những bài thơ đầu tiên của ông là Lời than thở của nàng Mỹ thuật và Lựa tiếng đàn để gửi cho các bạn trường Mỹ thuật ở Hà Nội. Ông còn viết cả truyện lãng mạn, ví dụ như Suối lệ, đã được đăng trên một vài tờ báo cũng như sách của Tân Dân. Sau khi tờ Phong hoá (bộ mới) ra mắt (tháng 9 năm 1932) Thế Lữ đã chào đón và gửi bài”. Như vậy, cùng một bài viết, khi thì cho bài thơ sinh năm 1936, khi thì cho sinh trước 1932? botay.com! Thế Lữ đề “tặng Nguyễn Tường Tam” là có ý gì? Nếu bài thơ làm trước 1932 thì lời con hổ bị nhốt trong chuồng ám chỉ ai? Cái gì? Không rõ ràng. Nếu bài thơ làm sau năm 1932 tới 1935 (thời “Mấy vần thơ” ra đời) cũng chẳng ám chỉ ai cả. Về đầu mục, Phạm Thiên Thư đăng nguyên câu “Tặng Nguyễn Tường Tam” trước câu “Lời con hổ ở vườn Bách Thú”(phamthientho.wordpress.com). Xét về mặt trích bản gốc, các nhà nghiên cứu và nhà xuất bản đã vi phạm tính “nguyên bản” của tác phẩm. Đó không phải là cách làm của những nhà nghiên cứu và nhà xuất bản “chân chính”. Nguyên do các ông/bà lượt bỏ câu “Tặng Nguyễn Tường Tam” vì Nguyễn Tường Tam chính là Nhất Linh – thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn và cũng là người của “Việt Nam Quốc Dân Đảng” (ra đời năm 1927, Đảng trưởng là Nguyễn Thái Học) – một tổ chức đối lập với chính quyền “Việt Minh” (thành lập năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc cầm đầu) chăng? Hay lý giải vì Thế Lữ sau này theo Việt Minh nên không muốn dính líu tới “Quốc Dân Đảng” mà tự mình loại câu đề tặng ra khỏi bài thơ là cũng chưa thật đúng bởi vì Thế Lữ sau năm 1945 mới theo kháng chiến chống Pháp và làm Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tận năm 1957 tới 1977. Trong khi đó, bài thơ làm năm 1936 hay trước đó, in trong “Mấy vần thơ” năm 1941 chưa dính líu gì tới Việt Minh cả. Tìm hiểu về năm tháng và câu thơ đề tặng, chúng ta mới hiểu được hết nội dung của loại thơ ngụ ngôn này. Sau “Thế chiến thứ nhất” (1914 – 1918), thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách “khai thác thuộc địa” ở Đông Dương đã đưa nền văn hóa phương Tây thâm nhập Việt Nam. “Phong trào Thơ Mới” (1930 – 1945) ra đời thay thế thể thơ Tàu đầy những thể thức Vần, Luật gò bó. Xét về nội dung bài thơ, chúng ta có hai ý tưởng: Một: “Nhớ rừng”… sinh năm 1930 – 1935: Nuối tiếc dùm về thời vàng son “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” của cửa Khổng, sân Trình mà thế hệ nho gia vẫn chưa quên lãng, Thế Lữ đã ví thơ cũ như con cọp lỗi thời nên bị nhốt trong củi sắt mà vẫn chưa chịu mất cái dũng khí trời ban. Hai: “Nhớ rừng“… sinh năm 1936: Thế Lữ tiếc cho tờ báo Phong Hóa bị đóng cửa năm 1936 khác nào như con hổ bị giam cầm. Đề tặng Nguyễn Tường Tam cũng như đề tặng “linh hồn” tờ “Phong Hóa”. Đình bản tờ Phong Hóa chẳng khác nào nhốt con hổ Nguyễn Tường Tam vào củi sắt? Hiểu theo khía cạnh dễ hiểu nhất là kết hợp cả hai: Tiếc thời thơ cũ và tiếc tờ Phong Hóa (đã góp phần “cách tân” thơ Việt Nam giã từ lối cũ). Một bài thơ ngụ ngôn không phải chỉ hiểu theo nghĩa đen. Thế Lữ không hề có giai đoạn nào bị giam cầm và tài năng của ông trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật chưa bao giờ bị “giam nhốt” như con hổ. Nguyễn Tường Tam và nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” vào thời điểm này cũng chưa có ai bị ở tù. Trên phương điện tác phẩm có giá trị văn học được in ấn, chúng ta không bỏ sót bất cứ một từ nào của nguyên bản và cũng đừng mang… cọp vào đấy để nó… vồ nuốt bớt từ ngữ, câu chữ và ý nghĩa và… ị ra phân dù cho phân cọp có là bài thuốc thì vẫn cứ là phân cọp. Chúng ta sẽ trở lại bài “Nhớ rừng” trong một chuyên luận phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. Nếu có thể, chúng ta cũng không ngần ngại phong “bát hổ tướng” cho 7 nhà thơ “thủ lĩnh” của phong trào Thơ Mới (1930 – 1945): Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính và Chế Lan Viên. (Tặng nhà văn Nam Dao, tác giả cặp chữ “Cọp ngày” để gọi yêu thi sĩ tuổi dần Trần Dần) Nghìn năm bất phục Đà Lạt 8.3.2008 Đây là bài thơ dạng “phản hồi” sau bài viết “Cọp ngày” của Nam Dao (Nguyễn Mạnh Hùng) tiếc nhớ nhà thơ thân bại nhưng danh không liệt: Trần Dần. Bài thơ tư do ngắn gọn đầy súc tích của Bùi Minh Quốc đã tóm lược hết chất “tinh túy” của con mãnh hổ hóa thân kiện tướng Trần Dần: Bất phục trong thét gầm cô đơn (chẳng có đồng minh) có khi “câm – quánh” (chữ dùng rất “đắc”) im lặng để tìm phương cách và rồi phóng ra vồ đối thủ (chứ không phải vồ người) khiến cho đối phương sử dụng hạ sách… “bóp cổ”… chia theo “Thời quá khứ – hiện tại – tiếp diễn”… Thành ra nghêu ngao rằng: Có miệng nhưng không được nói Có nói cũng phải nói theo Có theo nên theo cán bộ Có mổ hãy mổ đồng nghiệp Có khiếp thì khiếp chính sách Có thách nên thách… kiếp sau! Hổ……………………………! – “Nỗi buồn” của Lê Thị Mây: Hãy ngủ yên nỗi buồn Ôi! “nỗi buồn” mà “như con cọp rình mồi” thì thiệt đúng là “thân đàn bà” mà hồn… “bà la sát!”. Tác giả tuổi Kỷ Sửu này đã mang nuỗi buồn “thân trâu” bỏ đầy thơ mình trong “Sông làng”, “Những mùa trăng mong chờ” và cả khi “Dịu dàng” – những bài thơ đầy nữ tính. Sao “đại tỷ tỷ” không mang nỗi buồn xưa ấy thả vào… mây? – “Gửi em… cô gái Bình Long” (“Chào cô em gái… Biệt kích dù”): Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
“Lạy Chúa con là người ngoại đạo
“An Lộc địa sử lưu chiến tích
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu (vlink.com) “Máu bụng vẫn tuôn ra như suối” mà tên hảo hán kia còn… chơi tới 11 đoạn thơ? Xời! Nếu anh hùng không đổ ruột ắt chơi nguyên… toa xe lửa thơ! Đúng là “anh hùng nan qúa mỹ nhân quan” (anh hùng khó qua cửa ải gái đẹp)! “Trận An Lộc” (1972) diễn ra giữa hai lực lượng Cộng Sản và Cộng Hòa ở tỉnh Bình Dương với thắng lợi của quân Cộng Hòa trong 7 lần tấn công (gần 2 tháng) và cũng gặp tổn thất nặng nề khi nhiều “hổ xám” đã bỏ mình tại đây. “Chiến dịch đường 14 Phước Long” (Sài Gòn – Gia Định) chỉ trong 1 tháng 5 ngày đã mở đường cho… cuộc di tản 1975. Anh chàng biệt kích rằn ri này có phải là một trong gần 2.500 tù binh sau trận đánh không cân sức ấy chăng mà: Bài thơ nhuộm máu toàn thân Nửa phần “hổ xám”, nửa phần “kỷ nhân”. Trí – Nhân, Nguyễn Huệ vẹn phần Ai mà được vậy vinh thân tự hào. Hai câu thơ gần cuối của “hổ xám” khiến cho chúng ta liên tưởng đến Vương Hàn thời Đường với “Lương Châu Từ”: 凉 州 词 葡 萄 美 酒 夜 光 杯, 欲 飲 琵 琶 馬 上 催. 醉 臥 沙 場 君 莫 笑, 古 來 征 戰 幾 人 回 Lương Châu từ Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tì bà mã thượng thôi. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. (pagesperso-orange.fr) Nghĩa là “Chiếc ly dạ quang được đổ đầy rượu nho ngon tuyệt, vừa muốn say sưa một phen, đột nhiên tiếng đàn tì bà tưng bừng vang từ trên lưng ngựa xuống như thôi thúc tướng sĩ cùng cạn ly. Dừng chê cười dù có say nằm lăn trên sa trường. Từ xưa tới nay, người đi chinh chiến mấy ai sống sót trở về”. Lẽ ra, tác giả “hổ xám” nên bắt chước Linh Phương trong “Kỷ vật cho em”: “em hỏi anh bao giờ trở lại?...” Sao bây giờ, bài thơ ngược lại “anh hỏi em…?”. Xưa nay, thân phận chiến binh xông pha lằn tên mũi đạn đều làm kẻ ở lại lệ rơi…mhậm ngùi… – “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Ai mà chẳng thuộc dăm câu: Thúy Kiều gặp cái ghen “miệng hùm nọc rắn” của Hoạn Thư: Thân ta ta phải lo âu, Ví chăng chắp cánh cao bay, Rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa! Nguyễn Du tái hiện một Từ Hải “mày hùm” tướng hổ khi gặp Thúy Kiều: Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Từ Hải đã mở “trướng hùm” xử tội phạm, giúp Kiều “báo ân, báo oán”: Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi, Vãi Giác Duyên nghe Tam Hợp Đạo Cô kể lại nỗi truân chuyên vào hang cọp, kề “răng hùm” của Kiều: Hết nạn ấy đến nạn kia, “Hùm thiêng” Từ Hải trúng kế Hồ Tôn Hiến “Hùm sa lưới bẫy cả tin, để Hồ Tôn Hiến đem tình giỡn chơi”: Ðang khi bất ý chẳng ngờ, Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Tử sinh liều giũa trận tiền Dạn dày cho biết gan liền tướng quân. – “Tây Tiến” của Quang Dũng: TÂY TIẾN Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Anh bạn dãi dầu không bước nữa Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Rải rác biên cương mồ viễn xứ Tây Tiến người đi không hẹn ước Phù Lưu Chanh 1948 Quân đi gian khổ chí chẳng chùng: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Sức quân “Tây tiến” mạnh tựa hùm: “Tây tiến” là tiến về phía Tây Bắc đánh quân Pháp. Đoàn quân này là Trung Đoàn E52 (hầu hết là thanh niên Hà Nội và một số trí thức cũng như hia khối công – nông) được thành lập năm 1947. Trong “Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947″, quân Pháp (Jean Étienne Valluy chỉ huy) và Việt Minh (Võ Nguyên Giáp chỉ huy) đã đánh nhau ở Thượng Lào và Tây Bắc. Trung Đoàn E52 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Việt – Lào phá quân nhảy dù Pháp. Mường Hịch là Mai Hịch và Mường Cháy có phải?. Bây giờ là huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình. Bài thơ có hai từ “hùm” và “cọp” này ở đâu cũng có. Nó nổi tiếng với “quân xanh màu lá dữ oai hùm” một thời làm tác giả đưa tay chịu còng! |
– Thơ họa “bút chiến” có “hùm, cọp”: + Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường: Tôn Thọ Tường là quan nhà Nguyễn hai thời Thiệu Trị và Tự Đức….Sau đó theo Pháp nên bị những nhà chống Pháp chỉ trích. Tường làm 10 bài thơ liên hoàn để thanh minh và ví Pháp như “miệng cọp” không dễ gì “chọc”: Giang Sơn ba tỉnh (bài 1) Giang nam ba tỉnh hãy còn đây, Sau khi 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường ra đời, Phan Văn Trị – nhà chí sĩ chống Pháp đã họa lại. Ông giễu họ Tôn dựa vào Pháp tức “mượn hơi hùm” để “rung cây nhát khỉ”. Ông khẳng định rằng những người chống Pháp như ông không phải là “khỉ” để dễ bị hùm nhát: Họa “Giang Sơn ba tỉnh (bài 1) Hơn thua chưa quyết đó cùng đây, Chẳng đã, nên ta phải thế này. Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy, Cồn Rồng dầu mặc muội tro bay. Nuôi muông giết thỏ còn chờ thủa, Bửa lưới săn nai cũng có ngày. Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ, Lòng ta sắt đá, há lung lay. + Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ: Xuân Hương: Ông đồ tỉnh, ông đồ say Cớ sao ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho biết Chốn đó hang hùm, chớ mó tay. Chiêu Hổ Này ông tỉnh! Này ông say! Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày! Hang hùm ví bẵng không ai mó, Sao có hùm con bỗng trốc tay ? Chỗ này mà… chui vào thì không có đường ra. Thối lui! Thối! – “Khánh Hòa đạo trung” của Nguyễn Thông (1827-1884): Nhà thơ, văn, nhà hoạt động chính trị và quan lại trong triều nhà Nguyễn thời Pháp xâm lược. Ông làm quan Án Sát Khánh Hòa năm 1867. Khi đi ra Quảng Ngãi, vô Bình Thuận ngang qua Khánh Hòa, ông làm bài thơ “Khánh Hòa đạo trung” (Giữa đường qua tỉnh Khánh Hòa): 慶 和 道 中 Đồng trụ tồi tàn thập lục triều, Trong đó có hai câu luận nói về cọp Khánh Hòa: Nhất lộ tùng hoàng kiêu hổ báo, (Một lối tung hoành đầy loài hổ báo. Xen trong khói lửa phủ ngư tiều). (Sóng Kình dấu cọp mười tám ngã, Núi rừng lữ khách dạo hồn kinh) Cọp Khánh Hòa nhiều đến mức chúng trở thành “chất liệu” của thi ca. Bây giờ, cọp Khánh Hòa cũng gần tuyệt chủng nhưng “cọp” phá rừng, “cọp” bóc lột vẫn chẳng chịu “tuyệt chủng” cho dân nhờ. – “Le Lion abattu par l’homme” (Người giết Cọp) của Jean de La Fontaine (1621 – 1695): Nhà thơ ngụ ngôn Pháp nổi tiếng. 43 bài thơ trong “Fables – De La Fontaine” (Ngụ ngôn La Fontaine) của ông có hai truyện thơ về… con cọp? Đó là “Le Lion abattu par l’homme” và “Le Linon, Le Loup et Le Renard”: Le Lion abattu par l’homme On exposait une peinture (poesie.webnet.fr)
Người giết cọp Trên bức-vách có tranh lạ kiểu, Cọp đâu qua, lập tức im mồm. Nhưng thợ vẽ điêu-tai quá đỗi, Ví dầu Cọp biết vẽ-vời, Nguyễn Văn Vĩnh dịch (nguyenvanvinh.net). – Le Lion, le Loup et le Ranard: Le Lion, le Loup et le Ranard Un lion, décrépit, goutteux, n’en pouvant plus, Messieurs les courtisans, cessez de vous détruire ; (jdlf.com) Sư tử, con Lang và con Hổ Sư-tử sọm lại đau phong-thấp, Nguyễn Văn Vĩnh dịch (nguyenvanvinh.net) Trong tiếng Pháp, từ “ranard” là con cáo qủy quyệt (tiếng Anh là “fox”), từ “lion” vẫn là con sư tử như tiếng Anh và từ “tigre” mới là “con cọp, hùm, hổ”. Vậy mà, chẳng hiểu sao các dịch giả của ta (Nguyễn Văn Vĩnh chẳng hạn) lại dịch con sử tử, con cáo thành… con cọp?! Trong khi đó, cùng dịch giả lại dịch bài thơ “Le Renard et les Raising” là “Con Cáo và giàn nho”? botay.com!? Tuy Nguyễn Văn Vĩnh dịch “renard” là con hổ trong đầu đề bài thơ “Sư tử, con Lang và con Hổ” nhưng trong toàn bài, ông chẳng đếm xỉa tới hổ hay cọp gì cả mà nói tới con “hồ” (tức là “con cáo” đúng nguyên bản tiếng Pháp của La Fontaine). Bài thơ về con sư tử, ông lại dịch thành con cọp?! Trong tranh họa cho cuốn “Fables – De La Fontain” (miscellanees.com), họa sĩ minh họa vẽ ba con sư tử, sói và cáo chứ không có con cọp. Cọp, sư tử và cáo phải khác nhau cũng như “Người Châu Âu mắt xanh mũi lõ. Người da đỏ Châu Mỹ la tinh. Người mình Châu Á da vàng. Da đen thì để cho chàng Châu Phi” chứ? bochan.net! The Tyger Tyger! Tyger! burning bright, In what distant deeps or skies And what shoulder, and what art? What the hammer? What the chain? When the stars threw down their spears, Tyger! Tyger! burning bright, William Blake (tuffydog.com) Đây là một bài thơ được William Blake viết theo phong cách Trung Anh từ thế kỷ XI-XIV với những âm chuyển từ “i” sang “y” như “tiger” thành “tyger” và những từ cũ kỹ như “thy” (tính từ sỡ hữu chỉ ngôi thứ hai), hay “thine” (tính từ sỡ hữu ngôi thứ hai như ”thy” và được dùng như đại từ sỡ hữu ngôi thứ hai). Các nhà thơ và những tác giả sử dụng từ tiếng Anh cũ để thể hiện các chủ đề và phong cách viết của mình. Bài thơ này được phổ biến rộng rãi trong các sách ESL (English Second Language) và các sách trong các trường trung học để học sinh nghiên cứu thêm về ý nghĩa sâu sa, ẩn dụ của nó. Nancy Kelly-Martin, Tiến sĩ giảng dạy tiếng Anh tại “Trường Đại học Cộng đồng C.O.D” nhận xét: “The poem is very personal; it is also a religious poem asking the question: Can a God create evil (tiger) and good (lamb)? I believe the poem is an artist’s moments of doubt: What is art? what is the role of the artist?” (by e-mail)– (Những bài thơ là rất cá nhân, nó cũng là một bài thơ tôn giáo đang hỏi: Thiên Chúa có thể tạo điều ác (Hổ) và điều tốt (Cừu)? Tôi tin rằng bài thơ là một chút nghệ sĩ của sự nghi ngờ: Nghệ thuật là gì? Vai trò của các nghệ sĩ là những gì?). Tìm hiểu về ý nghĩa ẩn dụ của bài thơ bất hủ này, chúng ta sẽ phải quay lại thế kỷ của tác giả đã từng sống. Đó là thế kỷ XVIII với cuộc cách mạng Pháp trong mười năm (1788-1789). Thời đại và tác phẩm luôn luôn đi cùng với nhau. Với một trào lưu văn học, những tác giả, tác phẩm được khai sinh trong những thời kỳ nào cũng mang bản sắc tôn giáo. “Thần học” là cái nền của mọi triết lý về tôn giáo. Bài thơ trên đã có một chuỗi liên quan về “Thần Thoại Hy Lạp” và “Thánh Chiến”. Đây là một bài thơ có thể làm thành những luận văn Tiến sĩ đặc sắc về nền “Văn học Phương Tây” Tyger! Tyger! lửa bừng ghê gớm, Ở trong rừng đêm, Cái nào bất tử mắt hay tay Làm vóc hùm ngươi trông ngất ngây?
Giữa chốn trời cao, sâu thẳm này Mắt ngươi hừng hực lửa gì đây? Khát khao đôi cánh ngươi bừng cháy? Lửa nào nắm lấy ở trong tay?
Cái nào đôi vai, điều gì huyền diệu? Làm sới thịt, gân tim qúa mỹ miều? Và khi tim ngươi bắt đầu nhịp điệu, Tay nào uy nghiêm, khiếp sợ bao điều?
Nào búa riều? Nào xiềng gông? Thử thách trí ngươi có biết không? Đâu là đe? Oai nghi quyền lực Đan chặt vào nhau kinh hoàng cùng cực?
Khi những vì sao chúng đều buông giáo, Nước mắt thiên đường nhỏ giữa trời cao, Chúa cười trong thành qủa, nhận ra? Người tạo cừu non, cọp hùm cũng gã?
Hổ ơi! Hổ ơi! lửa bừng ghê gớm, Ở trong rừng đêm, Cái nào bất diệt mắt hay tay Dám tạo hình ngươi khiếp nễ này? Tháng 1/20/2010 Ngọc Thiên Hoa (tạm dịch) Bài thơ này có nhiều cách hiểu. Bản dịch trên (theo cách hiểu cá nhân) đã ca ngợi sức mạnh huyền thoại của loài cọp dữ nhưng tuyệt đẹp do thiên nhiên tạo ra cũng như ca ngợi sự sáng tạo của nghệ thuật tạo vật (bằng mắt hay bằng tay) và bỏ lửng dấu hỏi tại sao Đức Chúa Trời nếu tốt sao còn tạo ra Devil vs làm chi để cho hắn nặn ra một thế giới của hắn không phải thiên đàng mà là địa ngục? Địa ngục của hắn tạo ra cho con người là cái xấu (hổ hung bạo, bệnh tật và chiến tranh). Đấy cũng quay lại “Nghệ thuật vị cái gì?” từ lâu đã tranh cãi giữa nhóm Hải Triều (nghệ thuật vị nhân sinh) và nhóm Hoài Thanh (nghệ thuật vị nghệ thuật) giữa thế kỷ XIX. Cọp trốn vào thơ – “hổ cứ cọp”. Cọp lẫn dân gian – “hổ cứ hang”!
+ Một số thành ngữ chỉ một nghĩa: – “Ma Núi Bóp, cọp Mường Hịch”: Núi Bóp ở An Châu (quốc lộ 31) nơi ngày xưa, trong trận Yên Bạc, quân Pháp (bộ binh và pháo binh) do thiếu tướng De Négrier vượt sông Lục Nam giết hơn 600 quân Tàu ở đây nên oan khí tụ lâu ngày thành ma. Mường Hịch – Mường Lát (Thanh Hóa) có rất nhiều cọp. – “Cọp Bảo Hà, ma Trái Hút”: Địa điểm chỉ nơi “hổ cứ” của cọp ở miền Bắc. – “Cọp Thủy Ba, ma Trại Rớ”: Địa điểm chỉ “hổ cứ” của cọp ở Quảng Trị. – Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”: Địa điểm chỉ “hỗ cứ” của cọp Khánh Hòa và “ma” ở Bình Thuận. + Hầu hết mang hai nghĩa đen và bóng: – “Hổ cứ Long bàn“: Nơi cư ngụ (chiếm lĩnh địa hình) của rồng và cọp cũng tức là cơ quan đầu não. – “Ký ca ký cóp cho cọp nó ăn“: Cọp rất tham ăn, ăn rất nhanh và ăn chỉ chừa xương. Có để dành “chiu chắt” hoặc “ky cóp” (tiết kiệm) bao nhiêu rồi cũng trút cho người nào, cái quân nào đó bòn rút hết sạch như cọp ăn thịt chừa xương. – “Cưỡi lưng cọp”: Không con vật nào dám mon men lại gần cọp. Lưng cọp dài, đầu lại cứng nên cọp khó xoay đầu. Leo lưng cọp phải ngồi cho vững thì cọp không làm gì được. Nếu không, lỡ rớt xuống là cọp vồ liền. Ám chỉ thế đã rồi. Việc đã rồi. Sự tình đã rồi. Tất cả không thể thay đổi được. – “Dựa hơi hùm vểnh râu cáo”: Con cáo nọ nói với cọp rằng mọi vật đều sợ nó chứ không sợ cọp. Cọp không tin. Cáo bèn đề nghị cọp chở cáo đi khắp nơi thì sẽ rõ. Cọp làm theo. Muôn vật thấy “chúa sơn lâm” xuất hiện đều chạy bán sống, bán chết. Cọp ngu ngốc tưởng chúng sợ cáo. Thật ra, chúng sợ oai cọp. Suy ra, dựa vào thế mạnh để hống hách, kiêu căng, làm điều ác. Trong thời nước ta bị ngoại xâm, không ít kẻ đã “mượn hơi hùm, rung nhát khỉ” hay “dựa hơi hùm vễnh râu cáo” như thế. Cốt truyện cũng tựa như truyện thơ “Cáo mượn lông Công” của Jean de La Fontaine. – “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu”: Cọp ăn nhiều. Trung bình mỗi bữa ăn của cọp phải là 40 pounds (18 kg) thịt. Giống như“ăn như hổ lốn”. Còn mèo thì sắm cái miệng nhỏ xíu ăn rất ít. Thực ra, thời nào cũng vậy, nhiều “nữ tướng” xơi còn gấp đôi cánh nam. Ca dao có hát: “Cưới em một thúng xôi vò. Một con lợn béo, một giò rượu ngon”. Em ăn cho béo bổ rồi anh… thịt lại! – “Hùm dữ chẳng nỡ ăn thịt con” (Hổ độc bất cật nhi): Cọp cái sau khi sinh con, nó bảo vệ con rất chu đáo. Thành ngữ này nhầm so sánh giữa hai loài người và thú. Thú dữ như cọp cũng không nỡ hại con nhưng loài người thì lại giết con. Trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên từng bóp cổ công chúa con bà với Đường Cao Tông – Lý Trị để giáng tội cho Vương hoàng hậu, người mà bà ghét. Trịnh Tráng giết con là Trịnh Sầm, Trịnh Lịch khi thấy họ nổi loạn vì không được cha truyền ngôi. Những bà mẹ đi lên núi “theo cách mạng” ra tay bóp cổ con để đồng đội khỏi bị địch truy lùng. Đây là “hy sinh” hay “giết người”? – “Rừng nào cọp nấy”: Mỗi loại cọp ở vùng nào thì là “chúa” của vùng đó. Phải biết “kiêng nễ” thủ lĩnh của một vùng vậy. – “Tọa sơn quan hổ đấu”: Cọp đánh nhau trên núi. Ngồi trên núi xem hai cọp đánh nhau kiểu “ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”.Chiêu này được dùng trong chiến tranh. – “Miệng hùm, gan sứa”: Miệng hùm gầm thét dữ tợn. Sứa là động vật thân mềm, ruột gan có chi đáng nói. Nói giỏi mà không dám làm. Một kiểu của “dám đốc” chứ không “dám làm”. “Nhát như thỏ đế” là đây. – “Dưỡng Hổ di họa” (nuôi cọp để hại về sau): Nuôi cọp lớn cọp ăn chủ. Trữ dưỡng người, người giết kẻ làm ơn. Đời Trần Dụ Tông, Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục nhận Dương Nhật Lễ (mẹ họ Dương Nhật Lễ lấy Dương Khang là kép hát có mang nhưng lại “có số làm vợ vua” nên được vua Trần Dụ Tông lấy làm vợ) làm con nuôi. Trần Dụ Tông ăn chơi trác táng nên không có con nối dòng. Ông ta nhường ngôi cho Dương Nhật Lễ. Quần thần không chịu nhưng nể oai Thái hậu đành phải lập họ Dương. Sau đó, họ Dương đã giết luôn cha nuôi và bà nội Thái hậu. Thành ngữ này cùng nghĩa với thành ngữ “nuôi ong tay áo” “nuôi khỉ dòm nhà” nhưng “nặng ký” hơn vì con ong chỉ chích, con khỉ chỉ dòm ngó nhưng con hổ thì… vồ ngay! – “Ban chư ngật hổ” (giả làm con heo để ăn thịt con hổ). Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về là vậy. Ấy là có những lúc ta tỏ ra ngờ nghệch để nâng cao cảnh giác, chẳng qua cũng chỉ là ‘ru ngủ quân thù” thế rồi chờ thời cơ chín mùi ta mới giáng đòn sấm sét, tấn công chớp nhoáng” (vn.myblog.yahoo.com). Cũng như câu “đại trí nhược ngu“: Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. – “Hổ đội lốt thầy tu“: Ám chỉ kẻ khoác áo người tu hành làm điều bạo ngược, độc ác, tương đương với câu: “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm“. Ý nói kẻ độc ác nhưng hay nói lời đạo đức để lừa dối. – “Trục hổ thôn lang” là lừa hổ đi chỗ khác để giết chó sói. – “Hổ phụ sinh hổ tử“ (cha hổ sinh con hổ); Tương đương với thành ngữ “cha nào con nấy” để chỉ con cũng có tài giống cha, giữđược truyền thống gia đình. Thành Long (Jackie Chan) là một tên tuổi lẫy lừng trong làng phim võ thuật thế giới còn con của Thành Long là Trần Tổ Minh tức Phùng Tổ Danh cũng là một diễn viên nổi tiếng. Hai cha con Trương Quốc Lập và Trương Mặc, Hồng Kim Bảo và ba con trai Hồng Thiên Minh, Hồng Thiên Tường và Hồng Thiên Chiếu, cha con Tạ Hiền và Tạ Đình Phong, cha con Cát Tồn Tráng và Cát Ưu, cha con Lý Bảo Điền và Lý Úc, cha con Nguỵ Tử và Vương Tử, … đều xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc và nhất là điện ảnh. Hổ ở đây ẩn dụ sức mạnh thể xác lẫn tinh thần. Thành ngữ này có tính chất khen ngợi và khâm phục duy nhất. Chúng ta không nên đặt nó đứng tương đương với thành ngữ “cha nào con nấy” hay “rau nào sâu nấy” vì chúng có hai mặt khen – khâm phục và chê – nguyền rủa đi kèm. Ví dụ như cha con Tào Tháo và Tào Phi cướp ngôi nhà Hán lập ra nhà Ngụy. Cha con vua Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông đam mê tửu sắc, ăn chơi truỵ lạc mà thân bại, danh liệt để cho Trần Thủ Độ nhân đó mà cướp ngôi. Chúng ta có thể tìm những “hổ phụ, hổ tử” trong lịch sử nhân loại nhất là lịch sử Việt Nam và Trung Quốc. – “Nanh hùm, nọc rắn”: Nanh hùm nhọn hoắc và cong quặc đủ để quặc cổ và xé nát con mồi. Nọc rắn là loại độc bậc nhất. Ám chỉ những chỗ nguy hiểm, loại người miệng lưỡi ác độc không nên giao du tiếp xúc. – “Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp“: Theo “Thành ngữ điển tích Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan: “Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử”. Xuất xứ từ “Ban Siêu truyện” trong sách Hậu Hán Thư có câu: “Siêu nói: Không vào hang hổ không bắt được hổ con“. Không mạo hiểm, không thành công. Danh tướng Đông Hán là Ban Siêu đánh thắng Hung Nô được vua gởi sang nước Thiện Thiện để trao giồi tài năng. Ban đầu, vương quốc Thiện Thiện rất ưu đãi ông và 36 tùy tùng. Sau đó, có sứ giả Hung Nô đến nên Quốc vương Thiện Thiện xa lánh bọn Ban Siêu. Ban Siêu đoán biết tình hình mới tập hợp tướng sĩ xông vào trại Hung Nô với câu thành ngữ trên. Hung Nô bị đánh nên rút chạy Nước Thiện Thiện không dám tựa vào Hung Nô nữa nên mới ký ước lâu dài với nhà Hán. – “Mại lang mãi hổ”: Theo Nguy Sách Kỳ quan: “Mại lang mãi hổ. Tả quyển vô bằng” (Bán sói mua hùm. Viết văn tự không bằng cứ): Chỉ việc vu vơ, không đảm bảo. – “Bán thỏ buôn hầm” (hùm): Bán con thỏ trong tay để buôn con hùm ở trên rừng. Nói sự phiêu lưu khi bỏ sự yên lành, vững chắc đểtheo đuổi sự nguy hiểm, bấp bênh. Xem loài bán thỏ buôn hầm Thấy mồi như trĩ bởi tham mắc dò. (Trinh thử). – “Bạo hổ”: Tay không bắt hổ. Luận ngữ: “Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã” (Người tay không mà bắt hổ, chân không mà dám qua sông dù chết cũng không hối hận, thì ta không cùng làm việc với người đó). Chỉ việc làm mạo hiểm. Tính hay bạo hổ đã quen Dám tìm chuột bạch đánh ghen tận nhà. (Trinh thử) – “Hà chính mãnh ư hổ” (苛 政 猛 於 虎): Theo sách Lễ Ký, Phu tử (Khổng Tử) viết: ”Tiểu tử chí chi, hà chính mãnh ư hổ dã.” (小子識之,苛政猛於虎也) để dạy học trò. Trần Văn Chánh dịch rằng: “Khổng Tử đi qua bên núi Thái Sơn, có một người đàn bà khóc ở mộ rất bi thương. Phu tử tựa vào đòn ngang xe cúi mình xuống để nghe, sai Tử Lộ hỏi bà ta rằng: “Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn?”. (Người đàn bà) bèn trả lời rằng: “Đúng thế. Ngày trước cha chồng tôi chết vì cọp”. Phu tử nói rằng: “Tại sao bà không bỏ đi?”. (Người đàn bà) đáp: “Ở đây không có chính sách hà khắc”. Phu tử nói rằng: “Các trò hãy ghi nhớ điều đó. Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp” (hoasontrang.us). Các cuộc đấu tranh đòi tự do trên thế giới này đều do chính sách hà khắc, ác độc như hổ dữ của bọn thống trị: Tàu cai trị Việt Nam một ngàn năm. Pháp đô hộ Việt Nam hai mươi năm. Khmer đỏ cai trị Campuchia với gần 1/3 dân số bị giết chết năm 1979. Nạn diệt chủng Rwanda xảy ra trên đất nước châu Phi năm 1994 ở thủ đô sau khi chuyên cơ của Tổng thống bị bắn rơi. Nạn diệt chủng này kéo vào cuộc chiến hai sắc tộc Hutu và Tutsi của Rwanda với gần 1 triệu người bị giết. Nạn diệt chủng do Adolf Hitler (Đức Quốc Xã) tàn sát 6 triệu người Do Thái và gây ra “Chiến tranh thế giới lần thứ II” với các lò sát sinh khắp thế giới. Saddām Hussein đã tàn sát người Shìte và phát động chiếc tranh xâm lược Iran và vùng Vịnh gây ra cái chết cho hàng triệu người dân…
– Trời sinh hùm chẳng có vây Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời. Thường thường “vây” dùng cho cá, “cánh” dùng cho chim. Từ ghép “vây cánh” là chim trời, cá nước qua ẩn dụ thành ra “đồng bọn” với nhau. Câu ca dao này thể hiện một ý chí to tát vượt ra khỏi hiện tại. Giống như chúng ta thường nói: Nếu mà tui/tôi/tao/tớ/ông/bà/bổn cô nương/bổn đại gia… mà làm vua, tao… chém hết mấy thằng hiếp dâm, mấy thằng tham ô, mấy quân sát nhân…”, nếu tui… trúng độc đắc, tui khỏi làm việc, ôm tiền ăn chơi cho sướng. Những ước mơ này có thể thành với xác xuất 1% nhưng “hùm” có “vây”, có “cánh” là không bao giờ trở thành hiện thực. Bởi “trời sinh ra thế biết là tại đâu?”. Đây cũng là một lời “răn đe” mà cũng là thái độ chê bai như La Fontain trong “Le Lion abattu par l’homme” có đề cập tới: Avec plus de raison nous aurions le dessus, Ví dầu Cọp biết vẽ-vời, Chê người thợ vẽ tranh… drỏm. Hồ Xuân Hương nhân đi ngang qua đền thờ Sầm Thái Thú – Sầm Nghi Đống (thua trận, thắt cổ chết ở gần Thanh Long thành) có làm bài thơ: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đến thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu! Pha chút mỉa mai và… tiếc rẻ trong hàm ý hoán đổi thân phận, hoán đổi điều tạo hóa đã tạo nên. – Họa hổ họa bì nan họa cốt Tri nhân tri diện bất tri tâm Thuật ngữ này lấy điển tích từ Trang Tử, người có phép tiên. Khi dạo chơi thấy thiếu phụ ngồi quạt mồ. Trang Tử hỏi thì biết người thiếu phụ đó vì phát tâm khi nào mộ chồng cỏ mọc mới tái giá. Nay thiếu phụ có ý trung nhân không muốn chờ lâu nhưng cũng chẳng nuốt lời hứa. Bà quạt cỏ trên mồ cho mau xanh để tái giá sớm. Trang Tử hóa phép làm cho cỏ mộ người chồng thiếu phụ xanh rờn. Thiếu phụ cảm ơn và tặng cây quạt cho Trang Tử. Vợ Trang Tử biết chuyện liền xé quạt và nguyền rủa người thiếu phụ không chung thủy. Trang Tử bèn giả chết để thử vợ. Có người thanh niên cũng là học trò Trang Tử về chịu tang. Người nô bộc khóc lóc vì thiếu gia của ông ta mắc chứng bệnh chỉ có óc người mới cứu được. Người đàn bà là người tình của gã thanh niên (có thể là học trò Trang Tử giả theo kế của thầy) liền mở nắp quan tài Trang Tử để bửa đầu lấy óc. Trang Tử bật ngồi dậy. Người đàn bà ấy chính là vợ Trang Tử hổ thẹn thắt cổ chết. Trang Tử đốt nhà, bỏ đi. Đời truyền lại 4 câu thơ rằng: Sinh thời cá cá thuyết ái ân (vietland.net) Chỉ nhìn cốt cách bề ngoài, khó biết được lòng dạ bên trong. Khi còn trên dương thế, họ chăn gối ngọt ngào. Khi chồng chết, người thì lo quạt mồ đi tái giá, kẻ thì chẻ sọ chồng mới chết lấy óc cứu tình lang! Xem ra, người thiếu phụ kia còn có cái tâm quạt mồ cỏ mọc xanh mới tái giá còn vợ Trang Tử ngoài mặt đạo đức thủy chung nhưng bên trong lại không còn chút gì chung thủy. Chồng chết chưa chôn đã có nhân tình! Biết người, biết mặt khó biết lòng là vậy. Nhưng đời nay, thiếu gì người đàn ông vợ chưa chết cũng chặt năm bảy khúc cho chết! Nhân loại từ đấy mà sinh loại người tâm hổ, lòng lang là vậy. Dân gian chuyển câu thơ trên thành ca dao mai mỉa sự giả dối của đàn bà (cũng như của đàn ông): Họa hổ họa bì nan họa cốt Tri nhân tri diện bất tri tâm Ô hay! Chút nữa anh lầm Chồng bậu đứng đó tay cầm con dao. Tức là bậu đã gạt qua, dối qua là bậu chửa có chồng nhưng qua đây súy chút nữa bị… chẻ làm ba khúc bởi chồng/vợ của bậu! – Lấy chồng hổ đực vương tai Lấy vợ hổ cái nó nhai mất chồng. Thà chịu vương tai còn hơn mất xác! – Chúa sơn lâm cưới hổ làng Gặp cọp chận lối, hùm bang chốn nào? Ca cao là những lời hát dân gian mang màu sắc trữ tình nhưng cũng không kém phần dí dỏm và trào lộng. Ca dao… cọp đã góp phần vào nền văn học dân gian làm cho nền văn học Việt Nam (mảng ca dao và thơ) mang nét độc đáo không nước nào có được.
Theo Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu“: “Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau”. Thế nào là đối ý? “Đối ý là tìm hai ý tưởng gì cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau”. Thế nào là đối chữ? “Đối chữ thì vừa phải đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; vừa phải đối loại của chữ nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với nhau (như cùng hai chữ danh từ, hoặc động từ…” (sđd tr 111- 126 – 127). Về câu đối, mỗi câu là một vế. Vế trên phải đối cân xứng với vế dưới theo phép đối. Ví dụ: Lưu Bang trảm xà. Võ Tòng đả hồ.
Cọp ngồi dưới đất Rồng bay lên trời.
Trời sinh thân Bạch Hổ Đất nức kiếp Hoàng Long.
Hổ cốt, râu rồng dâng ngạ qủy Long cân, dái cọp tế yêu tinh.
Sơn hà, cọp Bắc chờ nuốt trọng Xã tắc, hùm Nam chực ăn tươi.
Danh đề bảng hổ rồng tiên nọ Tiếng tạc bia hùm báo cọp kia. Chúng ta xét hai câu đối thể thất ngôn dưới đây: – Hổ cứ sơn lâm phù xã tắc; Long du nguyệt điện tráng sơn hà. (Cọp chiếm sơn lâm phò Xã tắc; Rồng chơi nguyệt điện giúp sơn hà) (vn.myblog.yahoo.com). Đây là hai câu đối ở Đình Chí Hòa (di tích lịch sử cấp quốc gia). Đình Chí Hòa (đình Hòa Hưng) nằm trong phường 13 (quận 10 – Sài Gòn). Hai câu dịch có chút lộm cộm! “Chiếm” sao lại “phò”, “Chơi” sao lại “giúp“? Đứng về đối ý và luật bằng trắc, chúng đối chỉnh: T T B B B T T/ B B T T T B B nhưng đối chưa chỉnh lắm ở chữ: “Hổ cứ” (虎 據) (nơi cọp ở) là một danh từ không đối được với “Long du” (龍 游) là danh – động (long – rồng) + động từ (du 游 = đi chơi). “Hổ cứ” nên đi với “Long bàn” trong thành ngữ “Hổ cứ Long bàn“. “Bàn long” (蟠 龍) nghĩa là con rồng cuộn khúc. “Bàn cứ” (蟠 踞) chỉ nơi chiếm cứ lĩnh địa: “Long bàn cứ địa” (chỗ ở của rồng). – Câu đối của Hà Sĩ Phu: “Câu đối Tết con Hổ” trong “Kiếp Hổ vinh và nhục” (quehuongta.com). Nhìn tổng thể, các câu đối này chưa đáp ứng quy tắc của phép đối. Ví dụ: Hai câu trên đúng về luật bằng trắc nhưng chưa chỉnh ở những điểm sau: + Về đối chữ: “men” có nhiều nghĩa. Trong “Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông”, Nguyễn Văn Khang chú nghĩa: “men: Men rượu. Gạch men. Men răng. Men theo bờ tường; men bia, men mét // ca men, hơi men, mon men, say men đời, thuốc men, tráng men” (sđd tr 278). Như vậy, “men” ở trên phải là động từ. “Tiểu tự điển tiếng Việt trực tuyến” (Thiều Chửu) chú nghĩa: “men” rõ hơn: “Ðt 1. Ði cách xăng xái, hăm hở 2. Nghĩa rộng: Ði dọc theo Dt: Lớp tráng ngoài cho láng, cho sạch Dt: 1. Chất gây ra rượu 2. Nghĩa rộng: Meo, nổi mốc vì bị hầm hơi 3. Nghĩa bóng: Hơi hám làm say mê 4. Tên thứ bánh ngọt nướng, có để men che bột xốp”. Vậy, “men” ở câu đối trên theo nghĩa rộng là “đi dọc theo” cũng là động từ. Trong khi đó, “cứ”, theo Nguyễn Văn Khang: “Cứ theo luật mà làm. Rút quân về cứ, cứ điểm, cứ liệu, cứ việc // chứng cứ (= chứng cớ)…” (sđd tr 113). Tự điển Thiều Chửu: ” cứ: Trt: 1. Mãi, không thôi, làm luôn một việc hay chăm chú luôn vào một việc 2. Lấy, đóng giữ“. Do đó, “cứ” chỉ là trạng từ không phải là động từ như “men”. + Về nghĩa: Lề phải/Luật rừng, vô/giữ, chuồng/thói: Đối không “đắc”. Một câu đối “đắc” không chỉ đúng luật bằng trắc mà còn phải đúng ý, chữ, đúng từ loại. Ví dụ: Lưỡi hổ trung ngôn nghìn năm hận Mồm hùm nghịch nhĩ vạn kỷ sầu. Nếu có thể, chúng ta sẽ có câu đối tạm hoàn chỉnh từ câu đối của Hà Sĩ Phu: Trâu quen lề cũ… trêu mồm Cọp Cọp cứ luật xưa… bóp họng Trâu. Đối liễn, đối thơ (ngũ ngôn, thất ngôn) hay đối 2 câu song song cũng không dễ làm giống như lục bát vì rất dễ rơi vào “ép từ, ép ngữ, ép nghĩa, ép vần”. Trong thể thất ngôn, câu 3 và 4, 5 và 6 bắt buộc phải đối nhau. Ví dụ: Hai bài “có cọp” của Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường: Giang Sơn ba tỉnh (bài 1) Giang nam ba tỉnh hãy còn đây, (Tôn Thọ Tường) Nhận xét: Chúng ta thấy bốn câu đối trong 3 và 4, 5 và 6 của Tôn Thọ Tường cũng chỉ dừng ở mức đúng luật bằng trắc và ý. Về từ loại, chưa đáp ứng đúng từ loại và nghĩa. Ví dụ: “thẳng bon” là tính từ đi với “đen kịt” cùng từ loại nhưng về nghĩa phải là: thằng/cong, đen/trắng (bạch) hay thương/ghét, thương/yêu, thương/hận, ngày/đêm… Họa “Giang Sơn ba tỉnh (bài 1): Hơn thua chưa quyết đó cùng đây, Chẳng đã, nên ta phải thế này. Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy, Cồn Rồng dầu mặc muội tro bay. Nuôi muông giết thỏ còn chờ thủa, Bửa lưới săn nai cũng có ngày. Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ, Lòng ta sắt đá, há lung lay. (Phan Văn Trị) Nhận xét: Chúng ta thấy Phan Văn Trị đối chỉnh hơn: “Bến Nghé/Cồn Rồng” (danh từ chỉ địa điểm), “quản cơn/dầu mặc” (trạng từ hay còn gọi là phó từ, không phải từ chính như danh, động và tính), “cơn lửa cháy/muội tro bay” (cụm chủ – vị) và “nuôi muông/bửa lưới, giết thỏ/săn nai” (cụm danh – động). Chỉ có cụm “còn chờ thuở/cũng có ngày” chưa chỉnh vì nghĩa “chờ” phải đi với nghĩa “đợi”, nghĩa “thuở” phải đi với “thời“… Chúng ta chú ý hai câu sau: Mắt trợn tròn xoe Râu hùm vểnh ngược Hai câu này đối nghĩa, đối bằng trắc chứ không đối ý và từ loại. Trong “Hồi trống cổ thành” (“Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung, tác giả mô tả cơn giận của Trương Phi: “Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời Trương Phi ra đón, Phi “chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt qua Cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Đối thơ, đối liễn cần có sự lao động trí óc. Vì khó làm nên chúng cũng đang dần dần “tuyệt chủng” như loài cọp nói riêng và thú qúy hiếm nói chung. Người ra đối buộc phải có câu trả lời của mình sẵn. Không thể có ông/bà thầy nào ra bài toán cho học sinh làm mà mình cũng…. botay.com, booc.net! Ngay cả trong giai thoại, Hồ Xuân Hương đối nhát Trạng Quỳnhi: “Da trắng vỗ bì bạch” chắc gì bà đã có câu giải. Cũng như người ta đố: “Bánh ít thêm đường bánh ít ngọt” hay “Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?” cũng chắc gì người ra đề có câu giải nào chưa? Đưa câu đối thì dễ nhưng để có “đáp án” thì không. Đấy chưa phải là “nhà đối” mà chỉ là “đòi… nhá”! “Nghiên cứu về các phép đối trong Thơ Văn Việt Nam” hãy còn bỏ ngỡ. Hy vọng ngày mai, các bậc “ông Nghè, Tiến sĩ, Giáo sư” sẽ “mở mắt” chúng ta bằng một công trình vô cùng hấp dẫn và rất tốn chất xám này!
Người điên vẫn cứ là người Hùm hiền xổng củi liền… xơi thịt người. Chúng ta đang ở vào thế kỷ của khoa học biện chứng. Mọi chuyện kể về hổ nói chung hay về bất cứ điều gì chưa được hay không được khoa học công nhận, chúng ta chỉ nghe cho vui. Cọp nào cũng không ngán mà chỉ sợ nhất… cọp này: Đất người, ta chiếm rồi sau thành đất ta. Của người, ta giựt rồi sau thành của ta. Vợ người, ta đoạt rồi sau thành của ta. Chuyện đời không có, nói mãi thành có. “Giả lộng thành chân”. Đó mới là “Cọp“! May sao! Cọp đi vào nhân gian bằng con đường cổ tích, thần thoại, huyền thoại và kinh dị… Nhưng tất cả các loại hình trên từ sự tích “Con Rồng, cháu Tiên” hay “Âu Cơ trăm trứng” đến “Cọp đi tu” thì vẫn muôn đời không bao giờ có thật. Đã đến lúc chúng ta cần “gạn đục khơi trong” lịch sử văn hóa nghệ thuật. Cọp, hùm, hổ mạnh dữ, hung ác cỡ nào cũng chẳng bằng “tâm hổ, bụng cọp, lòng hùm, dạ ba mươi” của loài người. Mười hai con giáp đi qua, năm cọp sẽ trở lại và chu kỳ biến thiên tuần hoàn của tạo hóa dành cho hành tinh xanh vẫn cứ quay. Cọp đi rồi cọp về nhưng người đi không bao giờ về nữa! Còn chăng một thoáng khói hương rồi cũng trôi tan vào gió bể, mây ngàn! “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” để “ngàn đời bia miệng vẫn còn trơ trơ”. “Long – Hổ đang tranh hùng” trên thế giới này đã, đang và sẽ biến thế giới thần tiên trở thành địa ngục. “Nước xa không cứu được lửa gần”. “Lửa” đang nhóm ngay trên đầu chúng ta. Con cọp thành tinh hóa Hỏa Long sẽ nhai nát hay thiêu rụi chúng ta trong nháy mắt. Cầm Hổ dữ phải dùng mưu. Trói Long giở mẹo cương – nhu biết dùng. Trăng xanh (blue moon) tuyệt diệu trong đêm giao thừa tháng 12 chỉ về sau 19 năm. 17 năm con nhộng dưới đất ở Mỹ mới lột vỏ bay lên thành ve. 60 năm mới được một năm Bạch Hổ hiền lành chiếu tướng. Tuyệt vời thay! Thiên nhiên đã có rất nhiều món qùa cực kỳ qúy hiếm vô giá tặng cho hành tinh xanh của chúng ta, trong đó có thế giới loài cọp. Hãy giữ lấy chúng và trân trọng sự sống ngắn ngủi có thể bị tước đi bởi chiến tranh do lòng tham và sự thù hận ngút ngàn trong xã hội và gia đình. Hầu hết gia đình nào cũng có nuôi cọp mà là… cọp cái! Chúng ta cẩn thận, đừng “thả cọp cái” qua… hàng xóm và chọc giận loại cọp này là “thế giới hòa bình”. Ít ra, cũng “hòa bình” từ đây cho tới 2012 tận thế là xong! Năm mới, Tết đến, theo thông lệ, làm câu đối tế, hay hoặc dở, ngớ ngẫn hay ngu ngơ, cũng mặc kệ, chẳng có sợ bị chê văn “tệ hơn drợ thằng Đậu” bởi nghiệp văn chương còn nặng nợ: Hổ phận, hổ danh hèn kiếp hổ Trâu ăn, trâu buột nhục thân trâu. Đưa ông Sửu Rước bác Hùm. Googbye Trâu đệ Welcom Cọp huynh! Tháng 2/01/2010 Ngọc Thiên Hoa
TƯ LIỆU THAM KHẢO CÓ SỬ DỤNG:
9.. “Cọp đi tu” (vnthuquan.net).
1.”Tigers” – Amanda Harman ( Hong Kong, New York – Library of Congress).
III. Các web sites khác có trích thơ, thành ngữ và bài lẻ về cọp: tuffydog.com, search.winamp.com, honoluluzoo.org, wiki.answers.com, sager-pc.cs.nyu.edu, chimviet.free.fr, vietbao.com, vantuyen.net, wiki.answers.com, rada.vn, tuviglobal.com, traitimyenbai.net, 2sinhvien.com, toquoc.gov.vn, vantien.com, vatgia.com, thuvien.maivoo.com, tuoitrehoaian.com,tintuconline.vietnamnet.vn, dactrung.net, vietstamp.net, world.viet-numis.com, tieuhocdanghai.com, claytonemery.com, bartleby.com, thivien.net, vn.myblog.yahoo.com, thuvien-ebook.com. hoasontrang.us, poesie.webnet.fr, hoiluan.vanhocvietnam.org, phamthientho.word, vlink.com, press.com, jdlf.com, hungyen24h.vn, vn.myblog.yahoo.com… * Phần trích dẫn được giữ nguyên gốc. ** Thử nghiệm tiếng Việt: Đánh dấu nhấn vào nguyên âm giữa của một từ. Thanks – Xin trân trọng cám ơn |
Bạn phải đăng nhập để bình luận.